Các loại thuốc giảm đau gout cấp hiệu quả nhanh chóng

Bệnh gout gây nên những cơn đau bất chợt đến vào ban đêm gây khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe. Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau gout cấp là cách hiệu quả để đối phó với tình trạng này.

Gout là một loại rối loạn chuyển hóa đặc trưng với các cơn đau khớp cấp tính hoặc tái phát nhiều lần. Những cơn đau bất chợt đến vào ban đêm gây khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe. Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau gout cấp là cách hiệu quả để đối phó với tình trạng này.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout, hay còn gọi là gout hay thống phong, là một loại rối loạn chuyển hóa gây tăng nồng độ axit uric trong máu. Về lâu dài, lượng axit uric tích tụ trong các khớp xương dẫn đến hình thành các tinh thể rắn gây viêm và sưng khớp khiến người bệnh đau đớn.

Bệnh gout thường là lành tính, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng có ít biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường tác động lên khớp ngón chân, đôi khi là bàn chân, cổ chân, đầu gối hay khớp tay. Bệnh ít khi tác động lên cột sống.

Tinh thể axit uric tích tụ trong khớp gây nên bệnh gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Một người bị mắc bệnh gout là do sự tích tụ của tinh thể axit uric trong khớp gây sưng, viêm. Những tác nhân làm tăng nồng độ axit uric trong máu hoặc làm rối loạn chuyển hóa purin ở thận đều có khả năng dẫn đến gout:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa purin như: lòng đỏ trứng, hải sản, nấm, các loại nội tạng, thịt đỏ…
  • Tăng tổng hợp purin nội sinh.
  • Cầu thận bị nhiễm trùng làm giảm phân hủy hoặc đào thải axit uric qua đường niệu.
  • Hiện tượng tăng giáng hóa nucleoprotein tế bào.
  • Lạm dụng thực phẩm hoặc vitamin có chứa nhiều chì hoặc niacin gây rối loạn chuyển hóa axit uric.
  • Bệnh nhân béo phì, tiểu đường, người mắc bệnh về thận hoặc mắc các chứng rối loạn chuyển hóa có nguy cơ bị gout cao hơn người bình thường.
  • Yếu tố di truyền: bố mẹ mắc bệnh gout thì khiến con cái có khả năng bị gout cao hơn người bình thường khoảng 20%.
  • Nam giới có nguy cơ bị gout cao hơn so với nữ giới.

Bệnh có thể dẫn đến những cơn đau cấp tính, kéo dài từ 1 – 2 giờ. Do đó, để kháng viêm và giảm đau thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm cơn đau gout sau đây.

Các loại thuốc giảm đau gout cấp hiệu quả

1. Thuốc giảm cơn đau gout không chứa steroid

Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) được sử dụng khá phổ biến để giảm các cơn đau do sưng, viêm nhanh chóng trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, các loại NSAID như indomethacin, mobic, meloxicam, felden… nếu lạm dụng thì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy thận, viêm loét dạ dày hay những bệnh liên quan đến tim mạch.

Các thuốc không chứa steroid có tác dụng giảm đau gout cấp kéo dài trong 24 giờ

2. Thuốc giảm đau gout cấp colchicine

Nếu không thể sử dụng NSAID thì bệnh nhân có thể uống colchicine để thay thế. Dù đây là loại thuốc thường sử dụng liều thấp để trị gout mãn tính nhưng nếu uống liều cao thì cũng có thể ngăn được các cơn đau gout cấp tính.

Thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng. Thuốc cũng có những tác dụng phụ như gây ngộ độc ở liều cao, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…

3. Aspirin

Là thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid thường được sử dụng trước đây để trị các bệnh về khớp. Tuy nhiên, sử dụng aspirin liều thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout thứ phát. Bên cạnh đó, do các NSAID khác có hiệu quả hơn ra đời sau này, aspirin dần ít được sử dụng trong chữa bệnh gout hơn.

Aspirin ít khi được kê toa để trị cơn đau do gout

4. Thuốc corticoid

Đây là loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm sưng viêm rất nhanh chóng nhưng đồng thời cũng ức chế quá trình bài tiết axit uric ở thận khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, loại thuốc giảm đau gout này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng lâu dài như đục thủy tinh thể, cao huyết áp và đái tháo đường.

5. Thuốc corticosteroid

Các loại thuốc như prednisone, dexamethason hay solumedrol là loại thuốc kê toa có thể dùng để chữa bệnh gout nếu steroid và colchicine không hiệu quả. Corticosteroid có dạng viên hoặc tiêm trực tiếp vào các khớp bị viêm để giảm đau nhanh chóng. Tác dụng của thuốc khá nhanh nhưng nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ với liều uống giảm dần trong vòng 7 – 10 ngày. Bên cạnh đó, những ai bị viêm loét dạ dày thì không nên uống thuốc này.

Kết hợp với chế độ ăn để trị gout hiệu quả

Sử dụng thuốc giảm đau gout cấp chỉ giúp giải quyết phần ngọn chứ không trị dứt điểm phần gốc của vấn đề. Bệnh nhân gout nếu muốn mau bình phục thì phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và có chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân cần hạn chế các loại thực phẩm gây tái phát bệnh gout như: các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, tôm cua, hải sản… Ngoài ra, do gout là bệnh mạn tính rất hay tái phát nên cần khám định kỳ để theo dõi nồng độ axit uric trong máu để có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh nhân gout nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình

Ở Việt Nam, gout là một bệnh khá phổ biến và không phải ai cũng có kiến thức về dược để có thể tự mua thuốc điều trị. Không nên tự ý mua những loại thuốc giảm đau gout cấp trên để về uống khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí là dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *