Chữa bệnh gout bằng lá tía tô có được không?

Lá tía tô ngoài tác dụng làm giảm mùi tanh, tăng hương vị cho món ăn chúng còn được sử dụng như vị thuốc quý giúp điều trị bệnh gout.

Để cải thiện tình trạng đau nhức và sưng tấy do bệnh gây ra, người bệnh có thể dùng lá tía tô chữa bệnh gout theo những cách đơn giản đơn giản được kể đến dưới bài viết này.

Tác dụng của việc chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Lá tía tô từ lâu đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Ngoài công dụng giải độc, giảm mùi tanh, loài cây này còn được sử dụng như vị thuốc giúp dự phòng và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một trong các phương pháp điều trị bằng cây thuốc nam.

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm đi vào 3 kinh Tâm, Phế và Tỳ, có tác dụng trị cảm mạo, thương hàn, chữa đau nhức do bệnh gout gây nên. Lá tía tô có tác dụng giữ hàm lượng axit uric trong máu thấp nhất từ đó giúp điều trị bệnh gout

Dịch chiết từ lá tía tô có công dụng kích thích bài tiết ở tuyến mồ hôi và lợi tiểu, thúc đẩy quá trình tống xuất acid uric tồn dư trong máu ra ngoài dễ dành và nhanh hơn.

Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, chữa bệnh gout bằng lá tía tô được xem là phát hiện mới, giúp giảm viêm, giảm đau và sưng tấy do bệnh gây ra.

4 cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Ngâm chân chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Đây cũng được xem là một trong những biện pháp giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, đồng thời đẩy lùi tình trạng co cứng, khó cử động ở các khớp.

Cách thực hiện sau đây:

  • Bệnh nhân sử dụng 100 gram lá tía tô sắc với nước.
  • Sau đó lọc lây nước thuốc pha thêm nước hoặc chờ nước hạ dần xuống nhiệt độ thích hợp thì ngâm chân.

Người bệnh nên ngâm chân nước lá tía tô 2 – 3 lần mỗi tuần nhằm giúp xoa dịu và đẩy lùi tình trạng đau nhức, co cứng ở vị trí khớp bị bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm chân, bệnh nhân cũng chú ý nước ngâm không được nóng quá tránh gây bỏng hoặc làm thương tổn đến dây thần kinh cảm giác dưới da. Bên cạnh đó chỉ nên ngâm chân khoảng 15 – 30 phút, tốt nhất không ngâm lâu khiến máu dồn về chân gây thiếu máu lên não dẫn đến tình trạng choáng váng.

Uống nước lá tía tô chữa bệnh gout

Nước lá tía tô giúp giảm đau giảm sưng vô cùng hiệu quả

Cách làm:

  • Sử dụng 6 – 12 gram lá tía tô đem rửa sạch và thái nhỏ.
  • Sau đó sắc với nước rồi lọc lấy nước thuốc và uống.

Để nước lá tía tô phát huy tác dụng giảm đau, giảm sưng và tăng cường khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, bệnh nhân nên kiên trì sử dụng nước thuốc mỗi ngày. Tốt nhất nên uống liên tục trong vòng 2 – 3 tuần.

→ Lưu ý: Không nên sắc lá tía tô quá 15 phút tránh làm bay hơi tinh dầu giảm tác dụng chữa bệnh.

Đắp lá giúp chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô làm giảm nhanh triệu chứng đau do bệnh gây ra bằng cách đắp lá tía tô. Cách làm rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một nắm lá tía tô đem rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó đắp lên vị trí khớp vị đau, viêm sưng khoảng 15 phút. Cảm giác đau nhức sẽ được đẩy lùi nếu người bệnh áp dụng cách làm này đều đặn và thường xuyên.

Ngoài ra, để làm tăng tác dụng và tính hiệu quả của bài thuốc, bên cạnh việc dùng lá tía tô đơn thuần, người bệnh cũng có thể kết hợp chúng với các loại thảo dược tự nhiên khác. Bệnh nhân có thể giã chung lá lốt với muối và đắp lên khớp viêm.

Ăn để chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Ăn lá tía tô mỗi ngày cũng là cách hay giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng bệnh gout ngay tại nhà hiệu quả. Người bệnh chỉ cần nhai sống 5 – 7 cành lá tía tô mỗi ngày hoặc cũng có thể dùng kèm trong các bữa cơm hàng ngày.

Tuy nhiên, ăn sống lá tía tô cũng có thể gây một vài phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng. Do đó, khi áp dụng cách làm này, người bệnh nên chú ý rửa thật sạch để loại bỏ ký sinh trùng và bụi bẩn bám trên lá. Bê

Lưu ý khi chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Lá tía tô không những mang lại nhiều lợi tích cực đối với sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lá tía tô chữa bệnh gout, bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau đây:

  • Mặc dù khá an toàn và lành tính nhưng sử dụng lá tía tô với liều lượng vượt mức quy định có thể khiến người bệnh gặp rắc rối về vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, buồn nôn,… Do đó, bệnh nhân sử dụng đúng cách và đúng liều.
  • Là bài thuốc dân gian nên thời gian điều trị bệnh khá lâu. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì.
  • Không nên sử dụng lá tía tô khi đang sử dụng một số loại thuốc đặc trị khác để tránh tác dụng phụ.
  • Người bị dị ứng với thành phần của lá tía tô hoặc người sắp phẫu thuật, bệnh nhân bị tăng nhãn áp không nên dùng thảo mộc tự nhiên này để điều trị bệnh.
Lá tía tô được xem là một trong những hướng đi mới trong điều trị bệnh gout

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô được xem là một trong những hướng đi mới trong điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại hiệu quả cao, đồng thời giảm thiểu nguy cơ rủi ro, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng hoặc phương pháp điều trị bệnh gout phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hợp lý, giúp bệnh bình phục nhanh chóng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *