8 căn bệnh có thể lây từ chó sang người cực kỳ nguy hiểm

Những chú chó, chú mèo xinh xinh xắn, đáng yêu luôn thu hút ánh nhìn và sự quan tâm của mọi người. Tuy vậy, chúng ta nên biết rằng những chú thú cưng còn tiềm ẩn trong mình rất nhiều mầm bệnh và sẵn sàng lây bệnh cho chúng ta bất cứ lúc nào. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 8 căn bệnh có thể lây từ chó sang người cực kỳ nguy hiểm nhé.

Ngày nay việc các gia đình thường có ít người nên mọi người nuôi và xem thú cưng như những thành viên trong nhà, chăm sóc chúng như đứa trẻ: hôn hít, ẵm bồng, dắt đi dạo, ăn chung, ngủ chung là chuyện diễn ra hết sức bình thường và phổ biển. Bên cạnh những mặt tích cực do nuôi thú cưng mang lại còn có những nguy hại về sức khỏe mà ít người biết đến.

Thú cưng thường được nuôi là chó, mèo, chim, chuột… nhưng phổ biến nhất là chó và mèo. Cũng như con người, thú vật cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung.

1. Các căn bệnh có thể lây từ chó sang người

Ốm

Chắc chắn rồi, đây là bệnh không thể bỏ qua khi nhắc đến những căn bệnh có thể lây từ chó sang người . Không chỉ là chó mèo mà các động vật khác được nuôi trong nhà như gia cầm, gia súc cũng luôn có trong người những con virus và có thể lây bệnh cho bạn bất kỳ lúc nào nếu bạn không cẩn thận. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì bạn có thể kiểm soát dễ dàng việc này bằng cách chăm sóc sức khỏe thật tốt cho thú cưng đồng thời giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với chó mèo.

Bệnh dại

Bệnh dại cũng là một trong những căn bệnh có thể lây từ chó sang người thông qua vết cắn, vết cào, liếm của chó dại trên da bị tổn thương. Bệnh trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh kháng dại. Nếu không được điều trị, bệnh gây tử vong gần như 100%.

  • Triệu chứng ở vật nuôi: Chảy nhiều nước bọt là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh dại. Các triệu chứng khác bao gồm thay đổi hành vi, sốt, mẫn cảm với xúc giác, ánh sáng và âm thanh, ẩn nấp trong những nơi tối tăm, đi loạng choạng, chán ăn và co giật.
  • Triệu chứng ở người: Các triệu chứng ban đầu như sốt, nhức đầu. Khi tiến triển và lây nhiễm vào hệ thần kinh trung ương, người bệnh sẽ mất ngủ, lo lắng, sợ nước, sợ gió, co giật, ảo giác, tê liệt.

Đây là một vi khuẩn sống trong nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Bạn nên đưa chó tiêm vắc xin phòng bệnh và không bơi trong nước nghi ngờ bị nhiễm nước tiểu động vật.

Cách tốt nhất để phòng dại cho chó là tiêm vắc xin cho chúng. 

Trùng xoắn móc câu 

  • Triệu chứng xuất hiện trên vật nuôi: Thú cưng của bạn sẽ biểu hiện nôn mửa, sốt, chán ăn, tiêu chảy,…
  • Triệu chứng xuất hiện ở người: Sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh, đau cơ, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, nghiêm trọng hơn là dấu hiệu của viêm màng não hoặc suy thận, gan.

Giun đũa

Giun đũa ký sinh trong phân chó, vì vậy nếu như bạn dọn vệ sinh cho thú cưng không đúng cách thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh có thể lây từ chó sang người là nhiễm giun đũa. Bạn nên đeo găng tay sử dụng túi nhựa hoặc xẻng khi dọn vệ sinh phân chó, sau đó bạn rửa tay sạch bằng xà phòng.

  • Triệu chứng ở vật nuôi: Tiêu chảy, nôn mửa, phân có máu, giun thấy trong phân.
  • Triệu chứng ở người: Con người bị nhiễm giun đũa do lây truyền qua đường phân. Người nhiễm có thể cảm thấy khó thở, nổi mề đay, đau bụng, phân có máu.

Giun móc

Đây là ký sinh trùng bám vào niêm mạc ruột của chó. Trứng giun trong phân chó có thể truyền qua da nếu bạn tiếp xúc với nó.

  • Triệu chứng ở vật nuôi: Sụt cân, tiêu chảy.
  • Triệu chứng ở người: Giảm cảm giác thèm ăn, thiếu máu, ho, khò khè hoặc phát ban.

Sán dây

Sán dây không chỉ có trong thịt lợn chưa nấu chín, bạn cũng có thể mắc bệnh này từ một con chó nhiễm bệnh. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là rửa tay thường xuyên và tránh ăn thịt bị nhiễm bệnh.

  • Triệu chứng ở vật nuôi: Tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, có giun dài trong phần nôn.
  • Triệu chứng ở người: Đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, hay có cảm giác đói hoặc chán ăn.

Hắc lào

Đây là một loại bệnh nấm phát triển trên nang lông, được lây qua tiếp xúc trực tiếp. Bạn nên thường xuyên vệ sinh chỗ nằm cho chó, rửa tay, hút bụi và khử trùng là những cách tốt nhất để tránh hắc lào.

Bạn nên vệ sinh thật kỹ sau khi chơi đùa với thú cưng để tránh bị bệnh ngoài da như hắc lào
  • Triệu chứng ở vật nuôi: Vết thương đỏ, da giòn và lông loang lổ, nhưng có thể khó nhìn thấy dưới bộ lông của chúng.
  • Triệu chứng ở người: Bệnh thường dễ phát hiện nhờ phát ban hình vòng tròn thường có màu đỏ và ngứa.

Viêm da 

Chó cắn có thể gây nhiễm trùng da và viêm mô tế bào nghiêm trọng nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn có làn da nhạy cảm nên rửa sạch da sau khi bị chó liếm, tránh bị mẩn ngứa.

  • Triệu chứng ở vật nuôi: Không có.
  • Triệu chứng ở người: Dấu vết cắn và nhiễm trùng da.

2. Cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng lây nhiễm do nuôi thú cưng

Đối với người

  • Tuyên truyền và giáo dục đến những người nuôi thú cưng phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh khi nuôi thú cưng để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ người khác.
  • Vệ sinh những nơi nuôi thú cưng như chuồng, chỗ nằm hoặc những nơi có phân chó.
  • Hình thành những thói quen như rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay khi chuẩn bị thức ăn.
  • Không ăn thịt chó, mèo.

Đối với thú nuôi

  • Tắm rửa cho thú cưng thường xuyên bằng các loại dầu tắm dành riêng cho thú nuôi để loại bỏ trứng giun, sán và các loài ngoại ký sinh ra khỏi lông.
  • Thường xuyên tẩy giun cho thú cưng: Với chó hoặc mèo con, bạn nên tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, và sau đó là lặp lại tẩy giun lặp lại 3 lần cách nhau 2 tuần và từ đó về sau là định kỳ 6 tháng tẩy một lần.
  • Tuyệt đối không nuôi những động vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.

Hy vọng qua bài viết trên, những bạn có dự định hoặc đang nuôi thú cưng sẽ có thêm những kinh nghiệm cũng như hiểu biết về các căn bệnh có thể lây từ chó sang người để có cách phòng tránh và nuôi thú cưng đúng cách hơn nhé! 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *