Bật mí cách điều trị sỏi thận xuống đường tiết niệu hiệu quả

Theo nghiên cứu, sỏi thận xuống đường tiết niệu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận mãn tính. Vì thế đừng bỏ qua bài viết này bởi bạn sẽ có được các thông tin cần thiết cho mình để phòng bệnh hiệu quả hơn.

Sỏi thận xuống đường tiết niệu thường xảy ra ở trẻ em, người lớn và người có tiền sử bệnh kéo dài.Theo đây có nhiều triệu chứng khác nhau như sốt, tiểu dắt, đau… Bởi vậy bạn cần biết được cách điều trị bệnh hiệu quả tránh những biến chứng đáng tiếc. Vậy giải pháp điều trị bệnh hiệu quả là gì?

Sỏi thận xuống đường tiết niệu là gì?

Sỏi thận là gì? Đây được biết đến là chứng bệnh ban đầu xảy ra ở thận, tiếp đến là sỏi bàng quang, sỏi niệu quản. Đặc biệt sỏi kẹt ở niệu đạo thông thường chỉ xảy ra ở nam giới gây cho người bệnh nhiều khó chịu, đau đớn.

Sỏi thận xuống đường tiết niệu hiện nay được đánh giá là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bị bệnh. Sỏi hình thành ở tiết niệu, từ đây gây ra một số chứng bệnh khác như viêm thận, suy thận …

Phát hiện sỏi xuống đường tiết niệu bằng cách nào?

Để chẩn đoán bệnh sỏi xuống đường tiết niệu có thể dựa vào những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, để chính xác thì bạn sẽ được các bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp xét nghiệm. Sau đây là một số phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán sỏi xuống đường tiết niệu mà bạn có thể tham khảo.

  • Xét nghiệm bằng nước tiểu: Phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ phân tích thành phần chất trong nước tiểu của bạn, từ đó biết được bạn có bị sỏi thận hay không. Hơn nữa phương pháp này cũng giúp xác định được tình trạng sỏi xuống đường tiết niệu để từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
  • Siêu âm đường tiết niệu: Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và vô cùng hiệu quả. Phương pháp xét nghiệm này không chỉ thể hiện rõ sỏi xuống đường tiết niệu trong tình trạng như thế nào thông qua hình ảnh. Mà còn cho thấy được mức độ giãn của bể, đài thận. Từ đó giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh chuẩn xác hơn.
  • Chụp X-quang hệ tiết niệu: Được xem là phương pháp xét nghiệm sỏi xuống tiết niệu với độ nhạy cao. Những thông tin như kích thước sỏi, vị trí, số lượng, hình dạng sỏi cũng như tình trạng của đài thận hay bể thận đều sẽ được thể hiện khi bệnh nhân xét nghiệm bằng phương pháp này. Cũng nhờ vậy mà các bác sĩ sẽ hiểu rõ hơn tình trạng của bệnh nhân để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.

Khi bị sỏi thận xuống đường tiết niệu, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan tự chẩn đoán và mua thuốc, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được làm xét nghiệm. Những phương pháp xét nghiệm sỏi xuống đường tiết niệu kể trên chỉ là điển hình. Phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ có phương pháp xét nghiệm khác nhau.

 Siêu âm được xem là phương pháp xét nghiệm sỏi thận xuống đường tiết niệu an toàn và hiệu quả

Cách điều trị sỏi thận xuống đường tiết niệu

Điều trị bệnh hiện nay có nhiều giải pháp khác nhau bởi thế tùy vào tình trạng bệnh mà chọn lựa giải pháp thích hợp. Tuy nhiên dùng thuốc được đánh giá là cách làm tan sỏi thận nhanh nhất được các bác sĩ tin tưởng, chọn lựa.

Dùng thuốc tan sỏi, bào mòn, tống sỏi

Thuốc có các thành phần như cao hạt lưỡi ươi, cao hạt chuối hạt, cao rau mèo, cao rau om. Hoặc thuốc có thành phần như borneol, anethol, dầu ôliu, camphene cineol. Với những thành phần trên thuốc trị sỏi thận xuống đường tiết niệu sẽ giúp giảm viêm, thải trừ sỏi, tăng máu qua thận giúp giảm co thắt, giảm đau hiệu quả.

Thuốc có kim tiền thảo với desmodium styracifolium giúp tiêu viêm, giảm kết dính, giảm đau nhanh chóng. Đây là loại dược liệu từ xa xưa đã sử dụng để điều trị sỏi xuống điều tiết niệu. Hiện nay nhiều công ty dược phẩm đã điều chế thành dạng bao phim hoặc viên bao đường vô cùng tiện lợi.

Dung dịch hemiacidrin chứa axit anhydrous D gluconic, magie hydroxycarbonat, canxi carbonat đưa trực tiếp vào niệu quản làm tan sỏi.

Dùng thuốc hạn chế hình thành sỏi

  • Sử dụng dung dịch kiềm: Pha 500ml nước với 5g muối bicarbonat uống trong ngày giúp phòng sỏi hiệu quả.
  • Thuốc lợi tiểu: Sử dụng thuốc giúp tăng đào thải canxi nhiều. Tuy vậy cần lưu ý bởi thuốc có thể gây tụt huyết áp, mất nước cho người bệnh.
  • Kali citrat có tác dụng hiệu quả trong việc ngừa sỏi tối ưu.
  • Orthophosphat giúp ức chế kết dính hạn chế tạo sỏi về mức thấp nhất.

Dùng thuốc giảm đau – chống co thắt

Sỏi thận xuống đường tiết niệu thường xuất hiện triệu chứng co thắt. Vì thế tùy vào mức độ mà chọn một trong những loại thuốc sau:

  • Spasmaverin (Alverin citrat ): Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang trong thời gian cho con bú.
  • Papaverin: Hiện nay ít sử dụng hơn.
  • Spasfon (dạng ống 40mg, viên 80mg).
  • Buscopan (dạng ống 20mg, viên 10mg).
  • Drotaverin (dạng ống 40mg, viên 40mg).

Dùng thuốc kháng sinh

Điều trị sỏi thận xuống đường tiết niệu có bội nhiễm, bác sĩ thường chọn một số loại thuốc dưới đây tùy vào thể trạng của bệnh nhân:

  • Nhóm quinolon dưới dạng ống hoặc dạng viên: levofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin và ofloxacin.
  • Nhóm thuốc cephalosporin các thế hệ 2, thế hệ 3 và thế hệ 4.
Khi sử dụng thuốc điều trị sỏi xuống đường tiết niệu cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Một số lưu ý khi phòng và điều trị bệnh

Điều trị sỏi thận xuống đường tiết niệu cần được thực hiện sớm để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra cần theo dõi định kỳ để tránh bệnh chuyển biến xấu gây nguy hại cho bệnh nhân.

Sỏi đường tiết niệu hiện nay gồm nhiều loại khác nhau, trong đó sỏi thận có tỉ lệ lớn nhất. Hơn thế sỏi thận là loại sỏi đa dạng và có khả năng hình thành cao hơn những loại sỏi còn lại. Người bệnh có thể phòng ngừa bằng cách uống thuốc. Lưu ý khi mua thuốc cần chọn sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thêm nữa người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bởi đây cũng là giải pháp trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo, áp dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh.

Trên đây là thông tin cơ bản về cách điều trị sỏi thận xuống đường tiết niệu hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, từ đó có giải pháp phòng, điều trị bệnh tốt hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *