Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh gout là một dạng của viêm khớp, gây đau, sưng và nóng ở khớp. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng khôn lường cho người bệnh. Cùng tìm hiểu bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhé.

Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị nào sẽ hiệu quả?

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân nguyên phát

Tất cả tình trạng bệnh gout nguyên phát đều liên quan tới yếu tố gen di truyền, cơ địa. Tìm hiểu bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị đầu tiên thì chúng ta phải kể tới 2 yếu tố nguyên phát sau:

  • Di truyền: Người bệnh trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn bình thường nên nồng độ acid uric trong máu tăng lên theo tỷ lệ.
  • Bẩm sinh: Người bệnh gout thường là do bị thiếu men HGPT ngay khi còn nhỏ do đó lượng acid uric không ổn định sẵn.

Nguyên nhân thứ phát

Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị thì phải bạn cũng cần nắm các trường hợp xảy ra do các yếu tố bên ngoài tác động. Những nguyên nhân dưới đây khiến lượng acid uric trong máu tăng mạnh:

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống ít chất xơ, thường xuyên dung nạp thực phẩm giàu đạm và purin như: hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, măng… làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, dần dần sẽ hình thành tinh thể muối urat bao quanh các khớp, gây ra những cơn gout cấp.

Ngoài ra, một số thức ăn chế biến sẵn như: gà rán, xúc xích… chứa nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì, tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.

Béo phì

Theo các nhà khoa học, những trường hợp béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do họ thường xuyên dung nạp các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đạm… làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Những trường hợp béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống bệnh lao… làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể và dễ gây bệnh gout.

Nguyên nhân và cách điều trị cho trường hợp này là chúng ta cần thăm khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bệnh lý chuyển hóa

Những người mắc một số bệnh bao gồm rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, đái tháo đường hay xơ vữa động mạch và tăng huyết áp cũng làm tăng nồng độ acid uric trong máu, gây bệnh gout.

Sinh hoạt không khoa học

Những người thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ, lười vận động dễ bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.

2. Cách điều trị

Bạn nên đi khám và cập nhật chẩn đoán và điều trị gout theo chỉ định của bác sĩ. Một số cách điều trị bệnh gout hiện nay như sau:

Điều trị bằng thuốc Tây

Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị lúc này là các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn một số nhóm thuốc dưới đây để điều trị cho hầu hết các trường hợp.

  • Thuốc giảm acid uric: Allopurinol, Febuxostat, Probenecid, Pegloticase,… giúp giảm kích thước tophi và giảm tổng lượng acid uric trong cơ thể.
  • Thuốc dự phòng: Colcrys, Indomethacin, Diclofenac, Naproxen natri,… thường được dùng làm thuốc chữa bệnh gout dự phòng để ngăn ngừa mụn mủ trong quá trình giảm acid uric.
  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Colchicin, NSAID, Corticosteroid,… cũng được dùng để giảm viêm và đau trong các đợt tấn công gout cấp.
  • Thuốc ngăn ngừa biến chứng bệnh gout: Nếu bạn gặp một số cơn đau gout hằng năm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc để làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh gout. Nguyên nhân và cách điều trị cho lúc này như sau:
    • Thuốc gây ức chế sản sinh Acid uric: bao gồm Allopurinol ( Aloprim, Lopurin, Zyloprim) và Febuxostat.
    • Thuốc giúp cải thiện loại bỏ Acid uric: bao gồm probenecid (Probalan) và Lesinurad (Zurampic).
Thông thường, biện pháp điều trị bệnh gout chủ yếu là bằng thuốc Tây

Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng loét.
  • Bội nhiễm nốt tophi.
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ.

Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người bị gout:

Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị dù là ngoại khoa hay nội khoa thì bạn vẫn phải kết hợp với chế độ ăn uống để bệnh được dứt điểm.

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
  • Bạn chỉ nên sử dụng protein từ các sản phẩm sữa ít chất béo. Các sản phẩm sữa ít béo có thể có tác dụng bảo vệ bạn chống lại căn bệnh gout. Vì đây được coi là nguồn protein tốt nhất của bạn.
  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
  • Duy trì tốt trọng lượng cơ thể. Bạn nên duy trì tốt trọng lượng cơ thể bạn bằng việc giảm cân nếu bạn mắc bệnh béo phì.
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …

Những kiến thức về bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị trên đây rất quan trọng nếu bạn đang mắc phải bệnh gout. Nếu đang còn mắc phải những thói quen gây nên bệnh gout thì bạn hãy nhanh chóng từ bỏ và đi thăm khám cập nhật chẩn đoán và điều trị gout. Từ đó, phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng khôn lường có thể xảy ra nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *