Bệnh sốt mò có nguy hiểm không?

Sốt mò bắt nguồn từ loại vi khuẩn có tên Orientalis tsutsugamushi và thường xuất hiện ở các vùng phía Đông Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Nếu không điều trị đúng, sốt mò là căn bệnh có biến chứng khá nguy hiểm, có thể gây nhiễm độc gan hoặc tổn thương đa tạng, thậm chí là tử vong.

Các giai đoạn của bệnh sốt mò

Diễn tiến của bệnh sốt mò sẽ ngày càng nặng dần theo sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn gây bệnh Rickettsia orientalis tsutsugamushi. Các giai đoạn cụ thể như sau:

Nốt phỏng nước ở da

Thông qua nước bọt của ấu trùng ve mò bị nhiễm bệnh, vi khuẩn O. tsutsugamushi nhân lên tại vùng bị cắn trên da người. Quá trình này tạo ra nốt sần, tiến triển thành mụn nước bằng hạt đỗ, có dịch mủ xuất hiện trên nền tấy đỏ. Nốt phỏng nước sau đó hoại tử, đóng vảy màu nâu rồi bong tróc tạo thành vết loét (65 – 80% các trường hợp).

Kế tiếp là sưng hạch từ tại chỗ đến toàn thân

Từ vết loét ngoài da, Orientia tiếp tục tấn công vào hệ bạch huyết, gây viêm hạch xung quanh vùng bị đốt. Sau đó sẽ xuất hiện sưng hạch ngoại biên, viêm hạch toàn thân, các hạch sưng và đau. Đôi khi cuối tuần sốt đầu tiên sẽ có phát ban mọc khắp người, nhưng ngoại trừ lòng bàn tay bàn chân.

Bệnh nghiêm trọng gây tổn thương và hoại tử đa tạng

Đồng thời, vi khuẩn cũng theo dòng máu di chuyển tới tế bào nội mạc (lớp lót) của các mạch máu nhỏ để cư trú và phát triển. Những mạch máu này thường nằm ở các cơ quan nội tạng như phổi, gan, lách, thận, não và tim. Đây chính là cơ chế bệnh sốt mò biến chứng làm tổn thương các bộ phận này.

Cuối cùng là nguy cơ tử vong

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sốt mò có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tỷ lệ tử vong do bệnh sốt mò dao động trong khoảng từ 1% đến lên tới 60%.

Đối tượng nguy cơ bị sốt mò?

Trên thế giới, bệnh này hay gặp ở các nước châu Á nhiệt đới, nhất là những khu vực rừng núi có cây cối rậm rạp, đất mùn ẩm ướt, hang hốc trong núi đá hay những nơi như hai bên bờ suối, dọc bờ biển. Nơi đây vừa có khí hậu nóng ẩm, thích hợp cho con mò – trung gian truyền bệnh – phát triển, vừa có những con thú mang mầm bệnh là các loài gặm nhấm. Thời điểm trong năm thích hợp cho bệnh bộc phát là khoảng tháng 6 đến tháng 9.

Mò hay sống ở những khu vực rừng núi có cây cối rậm rạp, đất mùn ẩm ướt, hang hốc.

Trong điều kiện như vậy, những người vào rừng lấy gỗ, làm rẫy, làm đường sá, khai hoang, săn bắn, các đơn vị bộ đội đi hành quân bị mò đốt và nhiễm vi khuẩn. Thậm chí, ấu trùng mò cũng có cơ hội tấn công khách tham quan, du lịch, khám phá nơi rừng núi, sông suối.

Mò sống bằng cách hút máu trên cơ thể động vật máu nóng, đặc biệt là các loài gặm nhấm, đại diện là chuột – ký chủ chính của bệnh. Nếu mò hút máu con vật có mầm bệnh Rickettsia thì cũng sẽ sinh ra một thế hệ ấu trùng bị lây nhiễm tiếp tục.

 Sau đó, nếu gặp cơ thể người, mò sẽ bám lên, chèn ống hút ở miệng vào nang lông hay lỗ chân lông ở vùng da mềm, có nếp nhăn như nách, khuỷu, đầu gối… và lây nhiễm vi trùng cho người.

Bệnh sốt mò có nguy hiểm không?

Khi vi khuẩn sốt mò Rickettsia orientalis ký sinh và tăng trưởng trong cơ thể người, sẽ gây ra tình trạng viêm tắc mạch máu. Lúc này, áp lực thẩm thấu thành mạch sẽ tăng, dẫn đến thoát huyết tương, phù tổ chức, tràn dịch và một số tai biến khác.

Bệnh sốt mò có nguy hiểm không? Đối với căn bệnh nhiễm trùng cấp tình này, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ càng nghiêm trọng, kéo theo các biến chứng nguy hiểm như tổn thương đa tạng, bao gồm:

  • Viêm cơ tim, trụy tim mạch.
  • Đông máu nội mạc rải rác.
  • Viêm phổi nặng, viêm phổi có ARDS và suy hô hấp.
  • Viêm não và màng não.
  • Nhiễm độc gan, gan lách to, chỉ số men gan tăng cao.
  • Viêm thận.
  • Sốc nhiễm khuẩn.
  • Xuất huyết trong phân, nôn và ho ra máu.

Với câu hỏi bệnh sốt mò có nguy hiểm không? Thì đây là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây ra bởi ấu trùng mò mang mầm bệnh là vi khuẩn O. tsutsugamushi. Do đó, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là không để ấu trùng mò cắn đốt bằng cách tiêu diệt ổ dịch, phát quang bụi rậm.

Sốt mò nếu không điều trị tích cực sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy tim.

Người làm việc và sinh hoạt ở những nơi có nhiều lùm cây cần che chắn cẩn thận, thoa thuốc diệt côn trùng lên da và giặt sạch quần áo sau một lần sử dụng. Nếu thấy có biểu hiện sốt, nghi ngờ sốt ve mò, nên đến ngay cơ sở y tế để tìm vết loét mò đốt đặc trưng, từ đó chẩn đoán xác định và có hướng điều trị chính xác.

Cần lưu ý là không được chủ quan chữa bệnh tại nhà, sốt mò biến chứng nặng sẽ gây nhiễm độc gan, hoại tử nội tạng hoặc thậm chí là tử vong.

Vào mùa hè, mưa và nóng, mọi người thường có xu hướng chọn vui chơi, khám phá thiên nhiên, rừng rậm, khó tránh được nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Do đó, mỗi người cần trang bị kiến thức về bệnh lý này để có cách phòng chống và nhận biết bệnh hiệu quả.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *