Bệnh viêm não Nhật Bản lây qua đường nào?

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương hết sức nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần biết viêm não Nhật Bản lây qua đường nào để phòng ngừa hiệu quả.

1. Viêm não Nhật Bản lây qua đường nào?

Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm trong mọi thời đại. Việc bạn biết được viêm não Nhật Bản lây qua đường nào vẫn luôn là điều cần thiết để có phương án phòng bệnh hiệu quả. Cho đến thời điểm hiện tại, viêm não Nhật Bản được biết đến là chỉ lây qua đường máu do muỗi đốt. Cụ thể, muỗi hút máu từ động vật có nhiễm virus như lợn, chim… sau đó chích con người đồng thời truyền virus nhiễm bệnh vào con người. Đặc biệt, bệnh này không lây từ người sang người và cũng không lây từ súc vật sang người. Chính vì vậy, mà bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.

Các loài động vật (lợn, chim…) đóng vai trò là kho chứa và nguồn duy trì virus chứ chúng không bị nhiễm bệnh. Hai loài muỗi có khả năng truyền bệnh cao nhất là Culex vishnui và Culex Tritaeniorhynchus. Chúng thường sống ở đồng ruộng, vùng chăn nuôi và hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối.

Viêm não Nhật Bản lây qua đường nào? Bệnh truyền nhiễm qua đường máu do muỗi đốt.

Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng trẻ em dưới 15 tuổi có nguy cơ mắc phải cao nhất và để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong. Do vậy, trang bị những kiến thức nhất định về căn bệnh này nhằm phòng tránh và phát hiện sớm giúp giảm thiểu hậu quả mà bệnh gây ra. Trong đó, cần nắm vững những dấu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản khởi phát đột ngột với các triệu chứng điển hình như sốt cao 39 – 40 độ C, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn khi xuất hiện các cơn co giật, co cứng cơ và lú lẫn.

Giai đoạn toàn phát xuất hiện các dấu hiệu ở não, màng não và rối loạn thần kinh thực vật. Dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là “cứng gáy” và Kernig do bác sĩ khám và xác định. Rối loạn vận động thể hiện trên khuôn mặt như co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.

Ngoài ra, xuất hiện các triệu chứng thần kinh thực vật đa dạng và nặng nề như nhiệt độ cơ thể dao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức như u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.

Sau khoảng 10 – 14 ngày là giai đoạn lui bệnh, nếu trẻ vượt qua được giai đoạn toàn phát thì các biểu hiện bệnh viêm não Nhật Bản sẽ giảm dần và bệnh nhân dần hồi phục.

Ở các trẻ nhỏ hơn, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện, đa số dựa vào một số biểu hiện quan trọng là nôn ói nhiều, thóp phồng, khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bế hoặc làm thay đổi tư thế, gồng cứng người.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng ở người bệnh, phối hợp hỗ trợ và nâng đỡ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe.

Trẻ em bị viêm não Nhật Bản thường sốt rất cao.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *