Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore bạn nên biết

Căn bệnh Whitmore này đã bị lãng quên trong một thời gian dài nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện. Nếu nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn cần theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore để được điều trị sớm.

Bệnh Whitmore (hay còn được gọi là bệnh do vi khuẩn ăn thịt người) đây thực chất là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi khuẩn có tên Burkholderia pseudomallei gây ra. Loại vi khuẩn này được các nhà khoa học phát hiện trong bùn, đất, nước.

Căn bệnh này đã bị lãng quên trong một thời gian dài nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện lại với liên tiếp những ca mắc bệnh Whitmore được phát hiện. Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore thường nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí cả tính mạng con người.

Bệnh Whitmore là gì?

Trực khuẩn Whitmore là một loại vi khuẩn tồn tại trong bùn đất thuộc chủng vi khuẩn gram âm và có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương hay xước ngoài da. Một số trường hợp còn có thể bị lây qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa.

Loại vi khuẩn này khi vào trong cơ thể sẽ ủ bệnh trong một thời gian từ 2-21 ngày rồi mới phát tác. Điều nguy hiểm nhất của căn bệnh này là sau khi phát tác bệnh tiến triển rất nhanh và có thể gây tử vong chỉ trong thời gian 48 giờ.

Một số nghiên cứu cho thấy có thể nhiễm bệnh khi ăn thức ăn có vi khuẩn. Chưa có bằng chứng về lây bệnh giữa người với người hoặc lây từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, các ca bệnh Whitmore thường lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.

Ca bệnh Whitmore đầu tiên là vào năm 1911, được phát hiện tại Burma, Myanmar bởi nhà khoa học người Anh tên là Alfred Whitmore (đó là lý do vì sao tên bệnh được gọi là Whitmore). Và ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Việt Nam là tại Viện Pasteur, Hồ Chí Minh vào năm 1925. Do căn bệnh Whitmore hiếm gặp nên mức độ nguy hiểm của bệnh càng tăng bởi hầu như ít ai có ý thức phòng ngừa loại vi khuẩn nguy hiểm này. 

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore

Whitmore không phải là bệnh nhiễm trùng cơ hội, gặp ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh cho đến người có hệ miễn dịch yếu. Người có nguy cơ nhiễm Whitmore nhiều nhất là nông dân nghèo, có tiền sử đái tháo đường, người nghiện rượu, người có bệnh mạn tính về phổi và thận. Bệnh Whitmore (melioidosis) thành các loại khác nhau, dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore tùy vào mỗi loại:

Nhiễm trùng phổi

Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore phổ biến nhất, xuất phát từ bệnh phổi nơi nhiễm trùng có thể hình thành một khoang mủ (áp xe). Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng. Do đó, bệnh nhân cũng có thể bị sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ nói chung.

Nhiễm trùng cục bộ

Khi nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore như đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.

Nhiễm trùng máu

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu, các dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore có thể bao gồm sốt, nhức đầu, suy hô hấp, khó chịu ở bụng, đau khớp và mất phương hướng.

Nhiễm trùng lan tỏa

Whitmore là căn bệnh nguy hiểm của con người

Bệnh Whitmore có thể lây lan từ da qua máu để trở thành một dạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến tim, não, gan, thận, khớp và mắt.

Nhìn chung các dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore thường xuất hiện sau 2-21 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Mặc dù những người khỏe mạnh có thể bị bệnh Whitmore, có một số người dễ mắc bệnh hơn như người mắc bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh thalassemia, ung thư hoặc một tình trạng ức chế miễn dịch khác không liên quan đến HIV, bệnh phổi mãn tính (như bệnh u xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh giãn phế quản)…

Điều trị bệnh Whitmore

Whitmore là bệnh vùng, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và phía Bắc Australia, trong đó vùng Đông Bắc Thái Lan (gần với miền Trung Việt Nam) được coi là tâm điểm của dịch bệnh trên thế giới. Singapore là đất nước có tỷ lệ người dân ít mắc bệnh nhất Đông Nam Á, song hàng năm số người mắc Whitmore tại đất nước không làm nông nghiệp này rất nhiều, trung bình tỷ lệ 1,3 người/100.000 dân.

Tại Việt Nam, khoảng 70% ca Whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Số  bệnh nhân tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa. Đa số bệnh nhân là nông dân, tuổi từ 50 đến 70, có bệnh nền đái tháo đường hoặc bệnh mạn tính liên quan đến phổi và thận, có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi khi nhập viện. 

Khi bác sĩ xác định đây là bệnh nhiễm khuẩn Whitmore thì sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng kháng sinh liều lượng lớn và có thể đa dạng loại. Theo nguyên tắc, sau khi sử dụng thuốc kháng sinh rồi theo dõi từ 48 – 72 giờ mà không thuyên giảm, thì sẽ chuyển sang loại kháng sinh khác.

Ngoài ra bệnh nhân gặp những dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore và yếu tố nguy cơ trên thường được chỉ định điều trị bằng ceftazidim. Đây là loại kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 được sử dụng phổ biến ở các bệnh viện, có công dụng điều trị hiệu quả bệnh Whitmore.

Điều trị bệnh Whitmore bằng kháng sinh

Điều nguy hiểm là bệnh dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong rất cao, tới 40%. Đến nay Whitmore chưa có vaccine phòng bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *