Cách phòng chống bệnh sởi hiệu quả cho bé

Bệnh sởi là một bệnh do virus gây ra, có mức độ nguy hiểm với nhiều biến chứng phức tạp, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy ba mẹ cần biết những cách phòng chống bệnh sởi hiệu quả cho bé trong thời điểm giao mùa từ tháng 3 sau tháng 4. 

Bệnh sởi là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa như hiện nay. Bệnh lây lan nhanh và có thể diễn biến thành dịch do virus sởi có thể lây từ người qua người thông qua đường hô hấp, vì vậy biện pháp phòng bị hiệu quả nhất là tiêm vacxin sởi cho trẻ khi còn nhỏ. 

Những dấu hiệu trẻ mắc bệnh sởi và thời kỳ ủ bệnh

Sởi là bệnh thường gặp những thuộc dạng lành tính, thông thường bé bị sởi có thể tự khỏi trong vòng 20-30 ngày với sự chăm sóc tại nhà của gia đình, nhưng những dạng sởi biến chứng sẽ gây cho bé nhiều bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng như như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não. Ba mẹ cần theo dõi diễn biến bệnh của trẻ để có phương pháp chữa trị phù hợp.

Bệnh sởi chia làm 3 thời kỳ với những triệu chứng khác nhau:

Thời gian ủ bệnh ở trẻ là thông thường 8-10 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày. Trong thời gian này, cơ thể trẻ sẽ ít xuất hiện những triệu chứng lâm sàng rõ rệt nên rất khó nhận biết, vì vậy đây là thời điểm dễ lây truyền nhất. Khi sắp hết giai đoạn ủ bệnh, trẻ có thể bị sốt nhẹ khoảng 38 độ.

Thời kỳ phát bệnh: kéo dài khoảng 6-10 ngày với các dấu hiệu rõ rệt hơn như sốt cao 39,5 – 40 độ có thể kèm theo những triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi nhiều, mắt bị sưng phù hoặc hắt hơi, sổ mũi. Ngoài ra trẻ còn xuất hiện những cơn đau đầu, lạnh người và các biếng ăn và có thể bị tiêu chảy. Nếu bạn thấy bé không có dấu hiệu bị cúm hay viêm họng thì có thể xác định đây là bệnh sởi.

Thời kì phát ban: giai đoạn điển hình nhất của bệnh sởi kéo dài khoảng 5-7 ngày với những triệu chứng như sốt cao liên tục kèm theo co giật, những nốt ban đỏ nhỏ xíu bắt đầu mọc lên trên khắp cơ thể. Ban đầu xuất hiện lốm đốm ở tai, quanh miệng và gò má sau đó lan đến những vùng như mặt, cổ, ngực, lưng, bụng và chân tay.

Những ngày sau tần suất nổi ban càng dày đặt, biến thành những nốt đỏ lớn. Với những trường hợp nặng hơn có thể xuất huyết ở các vùng trên cơ thể và xuất huyết tiêu hóa. 

Mách mẹ những biện pháp phòng chống bệnh sởi đơn giản tại nhà

Phòng bệnh sởi hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ y tế

Bệnh sởi là bệnh thường gặp và sởi có thể tự khỏi sau 5-7 ngày phát bệnh với điều kiện chăm sóc đầy đủ, nhưng vẫn có khoảng 10 % trẻ em mắc bệnh xuất hiện những biến chứng nặng Bệnh sởi hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy theo khuyến cáo của Bộ y tế thì các mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau để phòng  bệnh sởi cho con tại nhà. 

Hiện nay biện pháp được xem là hiệu quả nhất để phòng chống bệnh sởi là tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ. Hãy tiêm loại vacxin phòng được 3 bệnh bao gồm: Rubella, sởi, quai bị. Loại vacxin này an toàn và mang lại hiệu quả cao, có thể tiêm lần 1 cho bé từ 12- 15 tháng tuổi và lần 2 khi bé đủ 4-6 tuổi. 

Đối với những trẻ chưa đủ tuổi tiêm vacxin bạn nên áp dụng những biện pháp phòng chống tại nhà như:

  • Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng hằng ngày để diệt khuẩn và virus gây hại. Và trong giai đoạn này bé cũng thường xuyên chơi đồ chơi để giảm bớt sự khó chịu, khi bé chơi xong mẹ nhớ vệ sinh bằng nước diệt khuẩn, và vệ sinh riêng những vật các nhân của bé như quần áo, chăn mền, khăn mặt, chén ăn cơm…Tắm rửa sạch sẽ cho con và mặc những quần áo thoáng mát.
  • Thường xuyên khử trùng không khí trong khu vực nhà ở bằng cách mở thoáng các cửa sổ để đón nắng, lau sàn nhà mỗi ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng.
  • Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cho con bú điều độ và đầy đủ, Nếu trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm thì mẹ nên bổ sung cho trẻ thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng, nước ép trái cây để tăng cường hàm lượng vitamin, chất khoáng thiết yếu.
  • Khi cho trẻ đến trường cần xem xét có bạn học nào có dấu hiệu bệnh để cảnh báo cho cô giáo cách ly con em mình cẩn thận. 
  • Tránh cho con đến những nơi đông người khi có thông tin dịch sởi bùng phát, ba mẹ cũng cần bảo vệ bản thân để tránh lây lan cho trẻ. 

Ngoài phòng chống bệnh cho con và gia đình, bạn cũng nên phòng chống bệnh cho cộng đồng xung quanh:

Các mẹ hãy tự phòng chống bệnh cho con và cộng đồng
  • Cho trẻ nghỉ học ở nhà khi có những triệu chứng của bệnh như sốt, ho, sổ mũi… để tránh lây lan cho những bạn cùng lớp.
  • Khi con có những biểu hiện của bệnh cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa trị phù hợp.
  • Trong quá trình điều trị con cần được cách ly riêng và tránh tiếp xúc với nhiều người. Mẹ chăm sóc con cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc. Vệ sinh sạch sẽ những bề mặt nghi nhiễm virus để đảm bảo virus không lây truyền cho những người xung quanh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *