Chẩn đoán và điều trị gout mạn tính

Gout mãn tính hay mạn tính là giai đoạn nặng nhất của bệnh, giai đoạn này được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm. Do đó cần có cách điều trị gout mạn tính để tránh các hậu quả của bệnh.

Mặc dù có thuốc mới điều trị bệnh gout nhưng bệnh gout vẫn là một căn bệnh nan giải, mang lại nỗi đau đớn và tiêu tốn nhiều tiền bạc để chạy chữa cho các bệnh nhân. Giai đoạn mạn tính là giai đoạn người bệnh không thể lơ là trong việc điều trị bởi chỉ cần không tuân thủ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Nguyên nhân bệnh gout mạn tính

Chủ quan

Được xem là là yếu tố chính dẫn đến tình trạng gout mạn tính. Sở dĩ nhiều người chủ quan, lơ là và có phần “xem nhẹ” căn bệnh này là vì họ nghĩ rằng bệnh gout đã cải thiện nên có thể đã thuyên giảm. Số khác dù vẫn phải chịu đau đớn với những cơn đau gout nhưng cho rằng bệnh sẽ không thể gây ra biến chứng gì nên cố tình “bỏ qua” việc điều trị.

Không được điều trị kịp thời

Mặc dù phát hiện mắc gout rất sớm nhưng việc lần lữa hoặc điều trị không đến nơi đến chốn do người bệnh bận, không quan tâm cũng khiến gout “dở chứng” và phát triển thành mạn tính.

Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Vẫn tiếp tục dung nạp nhiều thực phẩm giàu đạm (thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản…), uống rượu bia, chất kích thích, lười vận động… cũng “tiếp tay” cho gout trở nặng hơn và chuyển sang giai đoạn điều trị gout mạn tính. Dùng thuốc tây quá nhiều, quá liều hoặc tiêm mỗi khi đau gout cấp

Dùng thuốc tây quá nhiều, quá liều hoặc tiêm mỗi khi đau gout cấp dẫn đến nhờn thuốc và gây nên các biến chứng về sau.

Không sử dụng đúng thuốc điều trị gout mạn tính chất lượng để điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu hoặc không kiên trì sử dụng, sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn.

Hạn chế dung nạp nhiều thực phẩm giàu đạm đạm để điều trị gout mạn tính

Dấu hiệu gout mạn tính

Gout mạn tính có những biểu hiện rất đặc trưng, do đó chỉ cần chú ý quan sát là người bệnh có thể nhận ra. Dưới đây là những dấu hiệu người bệnh cần lưu tâm:

  • Cơn đau gout lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc tái lại liên tục trong tháng hoặc vài lần trong năm.
  • Tần suất xuất hiện các cơn gout cấp diễn ra thường xuyên trong tháng thậm chí trong tuần, mức độ đau ngày càng nặng hơn và kéo dài hơn so với trước đây. Sau một thời gian, chính các tác nhân gây sưng đau sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn lên xương và sụn khớp tại vị trí bị đau.
  • Xuất hiện các cơn đau gout cấp tại nhiều khớp khác trên cơ thể, phần lớn các cơn đau đầu tiên thường xuất hiện chủ yếu tại khớp ngón chân cái, ở giai đoạn điều trị gout mạn tính cơn đau sẽ xuất hiện ở nhiều khớp khác như cổ chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay…
  • Có sự lắng đọng urat tại các khớp xương và các bộ phận khác; hình thành các hạt tophi dưới da và gây bệnh khớp do tinh thể urat tích tụ quá nhiều. Thường hạt tophi sẽ xuất hiện tại các khớp bàn tay, ngón tay, khuỷu tay và tai, kích thước ngày càng to ra gây biến dạng khớp và các tổ chức quanh khớp nếu không được điều trị gout mạn tính kịp thời.
  • Chức năng thận suy giảm rõ rệt do lượng axit uric dư thừa khiến thận phải làm việc quá mức.
  • Chỉ số axit uric cao, giao động trong khoảng 580-700mmol/l. Song vẫn có trường hợp người mắc gout mạn tính có chỉ số axit uric thấp bởi toàn bộ axit uric ở dạng tự do trong máu đã lắng đọng nhiều tại các khớp và tổ chức quanh khớp tạo điều kiện tái đi tái lại nhiều cơn đau dai dẳng.

Biến chứng gout mạn tính

Hạt tophi

Hạt tophi là biểu hiện đặc trưng của người bị bệnh gout mạn tính, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, làm giảm tự tin khi giao tiếp. Nguy hiểm hơn nó còn làm giảm chức năng vận động của khớp.

Sỏi urat của thận

Sỏi urat là loại sỏi không cản quang, chỉ có thể phát hiện được bằng cách siêu âm hệ tiết niệu. Nếu một người không biết mình đang bị tăng acid uric trong máu, chỉ thấy viêm sỏi thận mà cứ tẩm bổ nhiều chất đạm sẽ khiến lượng muối nhiều hơn, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Viêm tĩnh mạch nông chi dưới

Cần điều trị gout mạn tính bằng chất “colchicine”, thường thấy ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa kèm theo như: huyết áp tăng, đường máu tăng, rối loạn lipid, béo phì.

Biến chứng khi dùng thuốc kháng viêm cắt cơn đau gout

Viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non, suy thận biến chứng nặng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Các biến chứng khi dùng “colchicine”

Các biến chứng do bị dị ứng thuốc (như allopurinol, kháng sinh…), tiêu chảy cấp, đặc biệt khi bệnh nhân dùng quá liều, người bệnh bị gout thường có cơ thể rất dễ bị dị ứng, thậm chí có bệnh nhân bị dị ứng tất cả các thuốc điều trị gout.

Điều trị gout mạn tính

Uống thật nhiều nước (nước lọc, nước ép hoa quả, nước trái cây…)

Để điều trị gout mạn tính bệnh nhân cần tuôn theo các nguyên tắc sau:

  • Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Uống thật nhiều nước (nước lọc, nước ép hoa quả, nước trái cây…), để tăng cường thải acid uric qua nước tiểu.
  • Ăn nhiều các thực phẩm từ thiên nhiên như: rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, dưa leo, dưa chuột, chuối, khoai tây, xoài, măng, rau atiso… Có thể ăn một ít trứng, sữa không đường…
  • Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh căng thẳng mệt mỏi về tinh thần và thể chất kéo dài (lao động quá mức, tập thể dục cường độ cao). Nên tập những môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với người bị bệnh: đi bộ, dưỡng sinh, cầu lông, bóng bàn, bóng hơi, đạp xe,…

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *