Chấn thương sọ não có chữa được không?

“Chấn thương sọ não có phục hồi được không” hay “Chấn thương sọ não có chữa được không?”  là câu hỏi mà câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc nếu chẳng may có người thân bị tai nạn chấn thương sọ não. Chính vì thế, những thông tin hữu ích về vấn đề chấn thương sọ não và sự phục hồi sau chấn thương sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

Chấn thương sọ não là tình trạng tổn thương não do bị tai nạn chấn thương, dẫn đến những rối loạn về tri giác, nhận thức, vận động, cảm giác giác quan và ngôn ngữ. Chấn thương sọ não tùy mức độ nặng nhẹ có thể để lại các di chứng sau:

  • Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng.
  • Động kinh.
  • Bệnh lý cột sống cổ.
  • Yếu liệt nửa người.

“Chấn thương sọ não có hồi phục được không?” cũng là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.

Chấn thương sọ não có chữa được không?

Dù nguy hiểm nhưng khả năng hồi phục của chấn thương não không phải lúc nào cũng chậm. Trong năm đầu tiên thì các chấn thương tại não hồi phục rất nhanh chóng nhưng trong những năm tiếp theo thì tốc độ hồi phục sẽ chậm lại, đặc biệt là quá trình phục hồi chức năng ngôn ngữ, logic…

Sau chấn thương, vì tế bào não không tự sinh sản nên não vĩnh viễn không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, những phần não bị tổn thương sẽ trở thành những hốc trống đầy dịch não.

Ở những người bị chấn động mạnh và bất tỉnh sau đó, bộ não của họ có thể đã bị lệch ra khỏi phần đế bợ. Sau khi bị chấn thương não, người bệnh có thể bị mất trí nhớ ngắn hạn hay tồi tệ hơn là hôn mê, ngất xỉu. Thân nhân người bị nạn phải cố gắng để ý tới thời gian mất trí sau khi chấn thương. Thời gian này rất khó xác định nhưng rất quan trọng trong việc xác định khả năng phục hồi sau này.

Trong những tuần đầu tiên sau khi bị thương, các bác sĩ sẽ rất khó xác định khả năng hồi phục của bệnh nhân do đó thân nhân không nên thúc ép họ phải trình bày tình trạng phục hồi chấn thương. Các bác sĩ cũng không muốn cung cấp một hi vọng ảo cho người nhà nạn nhân.

Máu bầm trong não khác với những khối u xuất hiện sau chấn thương, các cục máu bầm trong não xảy ra do hiện tượng xuất huyết nội hoặc do các mô não tự động phù lên để chữa chấn thương. Chúng thường gây nguy hiểm chết người do áp lực mà chúng gây ra lên não.

Các cục u sau chấn thương chỉ là dịch của cơ thể tụ lại ở các thương tích ngoài da, chúng không đáng lo ngại nhưng nếu nạn nhân bị va chạm mạnh, tốt nhất là nên đề phòng các chấn thương nghiêm trọng bên trong. Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị lâu dài, kết hợp với vật lý trị liệu.

Tóm lại, khả năng phục hồi di chứng phụ thuộc vào mức độ chấn thương sọ não, tuổi và đáp ứng chữa trị của người bệnh. Bác sĩ phẫu thuật là người tiên lượng chính xác nhất vì trực tiếp quan sát tổn thương và hiểu rõ tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Khả năng phục hồi di chứng phụ thuộc vào mức độ chấn thương sọ não, tuổi và đáp ứng chữa trị của người bệnh

Phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não

Nguyên tắc phục hồi chức năng 

  • Ưu tiên hàng đầu là hồi sức tim phổi, kiểm soát tình trạng tăng áp lực nội sọ và ổn định tình trạng bệnh nhân. Xử trí tổn thương não nguyên phát và điều trị/dự phòng tổn thương thứ phát; đánh giá khả năng can thiệp phẫu thuật trên bệnhnhân.
  • Can thiệp phục hồi chức năng sớm, ngay cả trong khi bệnh nhân đang ở trong đơn vị hồi sức tích cực nhằm hạn chế tối đa những thương tật thứ cấp có thể xảy ra do bất động lâu trên giường.
  • Chương trình can thiệp phục hồi chức năng phải toàn diện, bao gồm cả chức năng vận động lẫn nhận thức, hành vi, ngôn ngữ, cảm giác, giác quan.
  • Phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm phục hồi cũng như giữa nhóm phục hồi với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Các phương pháp phục hồi chức năng cho người sau khi bị chấn thương sọ não

  • Tập vận động theo tầm vận động khớp
  • Hướng dẫn bệnh nhân tự xoay trở hoặc giúp họ thay đổi tư thế nếu tri giác còn kém.
  • Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm, chuyển sang ghế tựa cạnh giường, tập đứng và đi càng sớm càng tốt nếu tình trạng huyết động, tri giác và chức năng vận động cho phép.
  • Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở, tập ho nhằm dự phòng biến chứng về hô hấp.
  • Tiếp tục duy trì chương trình dinh dưỡng, chăm sóc và dự phòng các thương tật thứ cấp.
  • Duy trì mức độ vận động và sự toàn vẹn của các khớp chứcnăng.
  • Tăng cường tiếp xúc, nói chuyện với bệnh nhân nhằm cải thiện tình trạng tri giác, nhận thức và ngônngữ.
  • Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động chức năng trên giường, bên cạnh giường và chức năng đi lại.
  • Kiểm soát trương lực cơ, khả năng thăng bằng và điều hợp, chỉnh dáng đi.
  • Cung cấp dụng cụ chỉnh hình như nẹp cổ bàn tay, nẹp AFO nhằm dự phòng hoặc điều trị biến dạng co rút chi.
  • Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển như xe lăn, khung tập đi, nạng, gậy…
  • Bên cạnh vận động trị liệu, cần áp dụng song song chương trình hoạt động trị liệu nhằm giúp bệnh nhân đạt được tối đa có thể mức độ độc lập chức năng trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não

Sau khi bị chấn thương não, bệnh nhân phải đối diện với những thử thách to lớn để hồi phục các chức năng của cơ thể. Trong đó chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hòa nhập cộng đồng hơn. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho bệnh nhân ngay sau khi chấn thương cũng như suốt khoảng thời gian còn lại của họ. Tuy nhiên khi chăm sóc bệnh nhân, các loại chất dinh dưỡng, kích cỡ và cách thức chuyển vào cơ thể cần được tham khảo và chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế.

Cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm như: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Đặc biệt nên cung cấp các Acid Amin, chất xơ và chất đạm cho người bệnh. Phục hồi cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não phải mất một thời gian dài, đồng thời đòi hỏi cần cung cấp cho bệnh nhân những dưỡng chất thiết yếu để não phục hồi một cách tối ưu và tích cực nhất.

Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não theo chỉ định của bác sĩ

Trong chế độ chăm sóc người bị chấn thương sọ não nên hạn chế những đồ có chứa chất béo bão hòa, chất hydrogen hóa, natri… sẽ khiến tần suất bị đột quỵ tăng cao.

Chấn thương sọ não để lại những di chứng nặng nề về trí não cũng như cơ thể cho người bệnh cũng như thân nhân nên mọi người cần phòng tránh bệnh chấn thương sọ não ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt trong lúc tham gia giao thông cần tuân thủ quy định của luật an toàn giao thông, ý thức được những hậu quả nặng nề của chấn thương sọ não.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *