Đi tìm nguyên nhân bé bị nhiễm trùng máu

Bé bị nhiễm trùng máu có thể do các nguyên nhân như: Vi khuẩn Gram (+): liên cầu, phế cầu, tụ cầu; Vi khuẩn Gram (-): não mô cầu, trực khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh; Các vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens, Bacteroid fragilis.

Nhiễm trùng huyết hay còn gọi là nhiễm trùng máu có thể gặp ở mọi trẻ em, đặc biệt là trên thể trạng của trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… Nguyên nhân của tình trạng này thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas…

Nguyên nhân bé bị nhiễm trùng máu

Bé bị nhiễm trùng máu xảy ra phổ biến khi trên thể trạng của trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, viêm răng lợi, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… Nguyên nhân của căn bệnh này thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas…

Nguy cơ mắc bệnh thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, đang điều trị corticoid, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh… Đó cũng chính là lý do vì sao bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh phổ biến.

Đây là một rối loạn cực kỳ phức tạp liên quan đến sự hoạt hóa của rất nhiều cơ chế khác nhau, nhưng chồng chéo và tương tác với nhau trong cơ thể khi nhiễm bệnh, như các hệ thống gây viêm, chống viêm, đông máu và hệ thống khác.

Dấu hiệu bé bị nhiễm trùng máu

Trẻ em mắc nhiễm trùng máu thường có những triệu chứng như sau:

  • Rối loạn thân nhiệt: sốt cao trên 38 độ C hoặc dưới 36 độ C.
  • Nhịp tim đập nhanh hơn trên 90 nhịp/phút.
  • Nhịp thở nhanh hơn trơn 20 nhịp/ phút.
  • Tiêu chảy, nôn mửa.
Bị sốc nhiễm trùng là biểu hiện bé bị nhiễm trùng máu

Triệu chứng của các trường hợp nhiễm trùng máu nặng:

  • Có lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh.
  • Có tình trạng tâm thần không ổn định.
  • Số lượng tiểu cầu trong máu giảm.
  • Khó thở.
  • Loạn nhịp tim.
  • Có biểu hiện đau vùng bụng.
  • Bị sốc nhiễm trùng.

Biến chứng nguy hiểm khi bé bị nhiễm trùng máu

Một biến chứng phổ biến nhất ở tình trạng bé bị nhiễm trùng máu là hiện tượng máu đông. Các cục máu đông nặng nề ảnh hưởng xấu đến các cơ quan. Từ đó, các biến chứng tắc mạch, nhồi máu, thiếu máu là khó tránh khỏi. Nếu biến chứng này nặng hơn còn gây nên nguy cơ suy đa tạng cực kỳ nguy hiểm. Nó làm giảm chức năng gan và thận. Một số trẻ cần phải lọc máu, thở máy nếu rơi vào trường hợp này.

Điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em như thế nào?

Thông thường để chẩn đoán chính xác liệu bé bị nhiễm trùng máu hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cơ bản (công thức máu ± CRP) và nếu bị nhiễm trùng máu thì kết quả có tình trạng phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng viêm nhiễm (bạch hầu tăng cao, CRP tăng…). Bệnh nhân sẽ được nhập viện và làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định nơi bị nhiễm trùng (họng, tai, đường tiêu hoá, đường tiểu…) và tùy nguyên nhân nhiễm trùng là gì và khả năng đáp ứng với điều trị với kháng sinh mà thời gian điều trị khác nhau.

Khuyến cáo xử trí nhiễm trùng huyết hiện nay dựa trên những nguyên tắc sau:

  • Kiểm soát nhiễm trùng: Loại bỏ sớm tác nhân gây bệnh khỏi cơ thể là ưu tiên đầu tiên trong xử trí nhiễm trùng huyết. Chẳng hạn, cần bắt đầu điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngay trong những giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ chẩn đoán bệnh và sau khi lấy máu cấy.
  • Can thiệp thủ thuật nhằm loại bỏ các nguồn gốc nhiễm trùng. Ngay sau khi có được thông tin chính xác về vi khuẩn gây bệnh, cần điều chỉnh kháng sinh theo hướng sử dụng kháng sinh đặc hiệu để diệt chủng vi khuẩn gây bệnh và giảm độc tính do thuốc.
  • Điều trị hồi sức tích cực: Tăng cường chức năng tim mạch, tuần hoàn ngay trong giai đoạn sớm của của nhiễm trùng huyết sẽ giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.
  • Các phương pháp điều trị bổ sung: Sử dụng phù hợp các loại thuốc chống viêm, chống chảy máu, chống đông máu, nâng huyết áp…
  • Thời gian điều trị nhiễm trùng máu khoảng 7-14 ngày nếu đáp ứng tốt, trẻ có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số ít bé bị nhiễm trùng máu không đáp ứng phải được tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.
Tăng cường chức năng tim mạch, tuần hoàn ngay trong giai đoạn sớm của của nhiễm trùng huyết sẽ giảm đáng kể tỷ lệ tử vong

Cách phòng ngừa bé bị nhiễm trùng máu

Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ nhỏ, các bà mẹ ngay từ khi mang thai hãy khám thai định kỳ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chữa trị ngay nếu có viêm nhiễm âm đạo. Đến lúc sinh nở, cần đến cơ sở y tế có người giàu kinh nghiệm chuyên môn, đầy đủ dụng cụ được sát trùng triệt để.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm phòng vắc xin đúng quy định. Trong quá trình chăm sóc con, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, quan tâm đến tã lót cũng như quần áo của trẻ. Trước khi tiếp xúc với trẻ, cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn.

Bé bị nhiễm trùng máu thực sự nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ. Nếu phát hiện quá muộn, vấn đề chữa trị bệnh vô cùng phức tạp. Trên thực tế, có rất nhiều gia đình phải bỏ cuộc vì việc chữa trị quá tốn kém. Vì vậy ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh hãy thực hiện tốt công tác phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe con mình nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *