Giai đoạn đầu của bướu cổ: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh bướu cổ là một trong những căn bệnh liên quan đến tuyến giáp và có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp một số thông tin về giai đoạn đầu của bướu cổ?

Bệnh bướu cổ là gì?

Giai đoạn đầu của bướu cổ: các bác sĩ cho biết, tuyến giáp là một cơ quan quan trọng điều phối hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hoạt động sản sinh hormone cho cơ thể. Đây là tuyến có hình dạng như con bướm nằm ở cổ họng, phía dưới thanh quản. Bệnh bướu cổ là tình trạng tuyến giáp bị tăng sinh bất thường do bị mất cân bằng hormone, do suy giáp hoặc cường giáp.

Dựa vào mức độ bướu cổ, tất cả các dạng bệnh bướu cổ đều được xếp làm 3 nhóm chính là: Bướu lành tính, bướu rối loạn chức năng nội tiết và bướu ung thư.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bị bướu cổ thuộc loại lành tính và không cần phải phẫu thuật nên người bệnh không nên quá lo lắng. Người bệnh chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là có thể làm tiêu biến các cục bướu.

Giai đoạn đầu của bướu cổ cũng không được chủ quan coi thường vì vẫn có khả năng mắc phải bướu cổ ác tính, ung thư. Cho nên ngay khi có dấu hiệu bệnh bướu cổ thì bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Trong những trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ cắt bướu để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Triệu chứng dấu hiệu của bệnh bướu cổ. Giai đoạn đầu của bướu cổ

Giai đoạn đầu của bướu cổ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai và thời kỳ tiền mãn kinh, tắc kinh…

Khi bướu cổ mới bắt đầu hình thành thường có kích thước nhỏ

Bướu cổ có thể chia thành các độ như:

  • Bướu Độ 1: Chỉ phát hiện khi nhìn kỹ, có khi phải sờ nắn mới phát hiện được.
  • Bướu Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy phình to ở cổ.
  • Bướu Độ 3: Bướu quá to, chảy sệ hoặc gây vướng víu ở cổ.

Giai đoạn đầu của bướu cổ: đôi khi bướu cổ xuất hiện ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép dẫn đến rất khó chẩn đoán. Các bác sĩ chỉ có thể dựa vào vị trí hình thành bướu giáp và các dấu hiệu triệu chứng của bướu cổ để xác định như:

  • Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ, song lại ẩn phía trong và gây ảnh hưởng trong lồng ngực phía sau xương ức. Bướu giáp chìm làm người bệnh cảm thấy khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Khi chụp Xquang thấy như một khối u trung thất.
  • Bướu dưới lưỡi: Dạng này thường gặp ở phụ nữ. Bướu xuất hiện ở đáy lưỡi và gây ra các triệu chứng khó nhai, khó nuốt và khó nói.
  • Khi bướu cổ mới bắt đầu hình thành thường có kích thước nhỏ, bề mặt bóng nhẵn. Tuy nhiên, càng về sau bướu có thể to lên, cứng thành cục hoặc thành nang, trên bề mặt có thể có nhiều tĩnh mạch nổi lên.
  • Nếu bướu quá to sẽ gây ra tình trạng chèn ép khí quản và thực quản gây ra các triệu chứng dấu hiệu như ho, khó thở, nuốt khó, vướng cổ, khàn giọng… Có một số trường hợp bướu bị xuất huyết trong nang gây đau đớn và kích thước bướu to đột ngột.

Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ. Giai đoạn đầu của bướu cổ

Giai đoạn đầu của bướu cổ các bác sĩ cho biết, bệnh bướu cổ có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:

  • Thiếu hụt i-ốt: Có đến 55% trường hợp bị bướu cổ do cơ thể thiếu hụt i-ốt. Nhưng khi bị bệnh thì không phải cứ bổ sung i-ốt thì bệnh sẽ khỏi. Nhiều người vẫn bổ sung I-ốt đầy đủ như do một nguyên nhân nào đó mà tuyến giáp không nhận được đầy đủ hàm lượng i-ốt cần thiết nên bị giảm sản sinh hormon, vì thế phải tăng thêm kích thước để sản xuất hormon hình thành bướu cổ.
  • Rối loạn bẩm sinh: Nguyên nhân bướu cổ này có liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Do dùng thuốc: Những người sử dụng một số loại thuốc như Muối Lithi (chữa các bệnh tâm thần), thuốc cản quang, thuốc trị hen, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc trị thấp khớp, chống loạn nhịp, v.v… trong thời gian dài gây ra tác dụng phụ là bướu giáp.
  • Do ăn uống không đảm bảo: Bướu cổ cũng có thể do người bệnh ăn nhiều loại thức ăn gây ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, sắn.
  • Do rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ dậy thì, có thai và cho con bú, mãn kinh cũng rất dễ bị bướu cổ.
Nếu bướu quá to sẽ gây ra tình trạng chèn ép khí quản và thực quản

Biến chứng của bệnh bướu cổ

Mặc dù là giai đoạn đầu của bướu cổ và bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bướu cổ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có thể tử vong.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng đã khẳng định, bệnh bướu cổ còn có thể gây ra các cơn cường giáp cấp, mù mắt, suy tim… hoặc gây ra những tổn hại lớn đến các mô của cơ thể.

Nếu để bệnh kéo dài có thể khiến người bị bệnh bị suy kiệt sức khỏe, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục ở cả nam và nữ gây ra tình trạng lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương.

Giai đoạn đầu của bướu cổ khi đã sử dụng sinh thiết bướu cổ thì ngoài việc sử dụng phương pháp khoa học để điều trị bệnh bướu cổ dưới sự hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc, người bệnh cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là iot hay tập luyện, xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *