Hội chứng Beckwith-Wiedemann: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Hội chứng Beckwith-Wiedemann (tên Tiếng Anh là Beckwith-Wiedemann syndrome) là một rối loạn điều hòa tăng trưởng dẫn đến tăng trưởng quá mức. Các đặc điểm phổ biến nhất của hội chứng Beckwith-Wiedemann bao gồm kích thước cơ thể lớn (macrosomia), lưỡi lớn (macroglossia), khiếm khuyết thành bụng, tăng nguy cơ mắc khối u ở trẻ em, bất thường ở thận, hạ đường huyết trong thời kỳ sơ sinh và nếp nhăn bất thường ở tai. Trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann cũng có thể bị chứng phì đại (hemihyperplasia), trong đó một số bộ phận của cơ thể lớn hơn ở một bên so với bên kia.

Các đặc điểm chính của hội chứng Beckwith-Wiedemann gồm kích thước cơ thể lớn (macrosomia), lưỡi lớn (macroglossia) thường xuất hiện khi sinh. Các khuyết tật thành bụng như khiếm khuyết cơ thành bụng (omphalocele), khiến cơ quan bên trong bụng nhô ra qua rốn, xuất hiện khi sinh và có thể phải phẫu thuật trước khi trẻ sơ sinh xuất viện. Các bà mẹ có con mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann có thể bị biến chứng thai kỳ, bao gồm sinh non và đa ối (polyhydramnios), nhau thai lớn bất thường và dây rốn dài.

Tốc độ tăng trưởng nói chung chậm lại trong thời thơ ấu. Sự phát triển trí tuệ bình thường và người lớn mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann thường không gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến tình trạng của họ.

Nguyên nhân bệnh Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Có một số nguyên nhân di truyền đã biết của hội chứng Beckwith-Wiedemann và Hội chứng Hemihypertrophy cô lập, thường dẫn đến sự thay đổi biểu hiện của một hoặc nhiều gen tại vùng nhiễm sắc thể số 11 được gọi là 11p15.

Trong hầu hết các trường hợp, những thay đổi di truyền này xảy ra ở một số nhưng không phải tất cả các tế bào, dẫn đến thể khảm. Thể khảm có nghĩa là một số bộ phận của cơ thể có các tế bào có nhiễm sắc thể 11 bình thường và các bộ phận khác có các tế bào có thay đổi về nhiễm sắc thể 11. Sự không đồng nhất này dẫn đến phổ các đặc điểm lâm sàng được thấy trong hội chứng Beckwith-Wiedemann và bệnh tan máu bẩm sinh được gọi là phổ phát triển quá mức 11p.

Thông thường, người ta có hai bản sao của nhiễm sắc thể số 11, một từ mẹ và một cha. Bản sao của nhiễm sắc thể số 11 của mẹ sẽ biểu hiện một số gen kiểm soát sự tăng trưởng trên vùng nhiễm sắc thể 11p15 mà bản sao của cha không có, và ngược lại. Hiện tượng này được gọi là in dấu (imprinting) và được gây ra bởi quá trình methyl hóa, hoặc một quá trình đánh dấu DNA để bật hoặc tắt một số gen nhất định. Sự cân bằng của biểu hiện gen của con từ các bản sao của mẹ và bố để tạo ra sự tăng trưởng bình thường và đối xứng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann, các phần khác nhau của quá trình này có thể được thay đổi.

Nguyên nhân có thể gây ra hội chứng Beckwith-Wiedemann là:

  • Các khiếm khuyết về methyl hóa ở nhiễm sắc thể 11p15: Các khiếm khuyết về methyl hóa có thể thêm hoặc xóa một gen nào đó, điều này sẽ dẫn đến một số gen được “bật” khi đang nhẽ ra nó phải bị “tắt” và ngược lại.
  • Uniparental disomy (UPD) tại nhiễm sắc thể 11p15: Uniparental disomy (UPD) xảy ra khi cả hai bản sao của 11p15 được thừa hưởng chỉ từ một trong hai bố mẹ. Trong các trường hợp Uniparental disomy (UPD) trong hội chứng Beckwith-Wiedemann, cả hai bản sao của nhiễm sắc thể 11p15 đều được di truyền từ người cha. Trong những trường hợp này, người bệnh chỉ biểu hiện các gen từ nhiễm sắc thể cha mà không bị ảnh hưởng từ gen của mẹ.
  • Đột biến gen CDKN1C hoặc hiếm khi xảy ra ở các khu vực tạo ra các dấu hiệu methyl hóa.
  • Bất thường nhiễm sắc thể ở 11p15: Những thay đổi này có thể bao gồm mất (thiếu vật liệu di truyền), sao chép (thêm vật liệu di truyền), dịch mã (gen sai vị trí) và đảo ngược (vật liệu di truyền được sắp xếp lại).

Điều quan trọng là các bác sĩ phải tìm ra đột biến gen cụ thể liên quan, vì điều đó ảnh hưởng đến sự gia tăng cụ thể của loại khối u và lịch trình theo dõi thích hợp.

Triệu chứng bệnh

Hội chứng Beckwith-Wiedemann: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Toàn bộ các đặc điểm thể chất liên quan đến hội chứng Beckwith-Wiedemann là một phần của phổ phát triển quá mức của gen 11p. Sự phát triển quá mức của 11p được định nghĩa là phát triển quá mức và các đặc điểm khác liên quan đến thay đổi di truyền tại một vùng nhiễm sắc thể cụ thể được gọi là 11p, cùng khu vực gây ra hội chứng Beckwith-Wiedemann.

Các đặc điểm của hội chứng Beckwith-Wiedemann bao gồm:

  • Trọng lượng và chiều dài khi sinh lớn (macrosomia).
  • Sự phát triển quá mức của một bên hoặc một phần của cơ thể (hemihypertrophy / hemihyperplasia).
  • Lưỡi to (macroglossia).
  • Nồng độ đường trong máu thấp trong thời kỳ sơ sinh và đôi khi hạ đường huyết kéo dài do tăng insulin máu.
  • Khiếm khuyết ở thành bụng (như thoát vị rốn hoặc khiếm khuyết cơ thành bụng (omphalocele), nơi ruột và đôi khi các cơ quan bụng khác nhô ra khỏi thành bụng ra bên ngoài cơ thể).
  • Các cơ quan bụng to ra chẳng hạn như thận, gan và tuyến tụy.
  • Nếp nhăn dái tai hoặc sau tai.
  • Tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư trong thời thơ ấu (hầu hết có thể được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp).

Hội chứng Beckwith-Wiedemann xảy ra ở 1 trên 11.000 ca sinh, với tỷ lệ mắc tương đương ở bé trai và bé gái. Do những trẻ mắc Hội chứng Beckwith-Wiedemann ở thể nhẹ có thể không bao giờ nhận được chẩn đoán dẫn đến tỷ lệ này có thể chưa chính xác so với thực tế.

Đường lây truyền bệnh

Hội chứng Beckwith-Wiedemann không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Đối tượng nguy cơ bệnh

Người trong gia đình có người mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann.

Phòng ngừa bệnh

Hội chứng Beckwith Wiedemann có tính di truyền nên việc chủ động phòng tránh rất khó khăn. Các chuyên gia khuyên nên tránh kết hôn trong trường hợp gia đình bạn trai và gia đình bạn gái đều có người bị bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị là điều quan trọng, giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán hội chứng Beckwith-Wiedemann phần lớn được dựa vào các dấu hiệu thực thể khi bác sĩ khám lâm sàng như nghi ngờ cơ thể trẻ lớn hơn so với tuổi của chúng, đặc biệt nếu tăng trưởng không đối xứng ở hai bên của cơ thể. Có nhiều dấu hiệu khác có thể gặp ở một số trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann sẽ có tất cả các triệu chứng giống nhau, được chia làm 2 nhóm gồm các triệu chứng phổ biến và các triệu chứng ít phổ biến hơn. Người ta thường thống nhất rằng ít nhất người bệnh có 1 triệu chứng phổ biến và 2 triệu chứng it phổ biến là đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng Beckwith-Wiedemann:

Các triệu chứng phổ biến

  • Macrosomia (kích thước cơ thể lớn).
  • Macroglossia (lưỡi lớn).
  • Omphalocele (bụng nhô ra qua rốn).
  • Hemihyperplasia, là một số bộ phận của cơ thể lớn hơn ở một bên.
  • Thùy tai nhăn.
  • Visceromegaly, là  1 hoặc nhiều cơ quan trong bụng to ra.
  • Khối u bào thai (u Wilms, u nguyên bào gan, u nguyên bào thần kinh, ung thư mô liên kết).
  • Khối u vỏ thượng thận (khối u tuyến thượng thận).
  • Bất thường ở thận.
  • Hở vòm miệng.
  • Tiền sử gia đình có người mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann.

Các triệu chứng ít phổ biến hơn

  • Polyhydramnios (nước ối quá nhiều).
  • Sinh non.
  • Hạ đường huyết. 
  • Vấn đề về tim mạch.
  • Cơ bụng bị tách sau sinh (Diastatsis recti).
  • Hemangioma, một khối u không ung thư được tạo thành từ các mạch máu.

Chẩn đoán sớm bệnh hội chứng Beckwith-Wiedemann rất quan trọng vì trẻ em mắc bệnh hội chứng Beckwith-Wiedemann có nguy cơ phát triển một số khối u, bao gồm u Wilms và u nguyên bào gan.

Xét nghiệm di truyền các đột biến gen liên quan đến khối u Wilms , nhưng nó rất phức tạp. Các chuyên gia khuyến cáo tất cả các gia đình xem xét xét nghiệm di truyền đối với hội chứng Beckwith-Wiedemann cần phải gặp một nhà di truyền học lâm sàng, một bác sĩ y khoa được đào tạo về di truyền học và một cố vấn di truyền có thể giải thích các xét nghiệm và phối hợp xét nghiệm. Các phương pháp xét nghiệm di truyền hiện đang có sẵn có thể xác định tới 80% các đột biến gen gây ra hội chứng Beckwith-Wiedemann.

Nguy cơ mắc ung thư liên quan đến hội chứng Beckwith-Wiedemann là gì?

Một số loại khối u khác nhau bao gồm cả ung thư và không ung thư  đã được báo cáo ở trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann. Ước tính nguy cơ  trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann có một khối u là khoảng 5% đến 10%. Các khối u rất hiếm xuất hiện sau 10 tuổi và nguy cơ xuất hiện khối u riêng lẻ giảm dần theo thời gian cho đến khi nguy cơ tương tự như của dân số nói chung. Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nhất ở trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann bị bệnh hemihyperplasia và organomegaly, nghĩa là sự to của các cơ quan, đặc biệt là bệnh thận. Các loại khối u phổ biến nhất là:

  • Khối u Wilms (khối u thận; khoảng 40% trường hợp và trong đó có 20% bệnh nhân sẽ có khối u Wilms ở cả hai quả thận).
  • U nguyên bào gan (Hepatoblastoma).
  • Ung thư tuyến vỏ thượng thận (khoảng 20% ​​trường hợp).
  • U nguyên bào thần kinh (Neuroblastoma).
  • Ung thư mô liên kết (Rhabdomyosarcoma).

Các biện pháp điều trị bệnh

Các khuyến nghị sàng lọc cho những người mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann chủ yếu nhằm phát hiện u nguyên bào gan và u Wilms. Các sàng lọc được đề xuất hiện tại cho những người đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann bao gồm:

Hội chứng Beckwith-Wiedemann: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT) chụp bụng tại thời điểm chẩn đoán.
  • Siêu âm ổ bụng để sàng lọc u nguyên bào gan và u Wilms cứ sau 3 tháng, cho đến khi lên 4 tuổi. Sau 4 tuổi, có thể chỉ cần siêu âm thận cho đến 8 tuổi. 
  • Xét nghiệm máu huyết thanh alpha-fetoprotein mỗi 6 tuần hoặc tối thiểu 3 tháng một lần cho đến khi 4 tuổi. 
  • Khám sức khỏe định kỳ, bao gồm khám bụng; lịch trình được xác định bởi bác sĩ trực tiếp khám bệnh.
  • Nếu một đứa trẻ có một cặp sinh đôi giống hệt nhau mà không có dấu hiệu của hội chứng Beckwith-Wiedemann, thì hai trẻ sinh đôi vẫn phải được kiểm tra bằng siêu âm và xét nghiệm máu alpha-fetoprotein huyết thanh, như đã lưu ý ở trên.
  • Ngoài ra, sàng lọc hạ đường huyết rất quan trọng ở trẻ nhỏ. Trẻ em mắc bệnh hội chứng Beckwith-Wiedemann cũng có thể cần được đánh giá bởi một nhóm nghiên cứu sọ não, các bác sĩ chuyên điều trị các tình trạng đầu và mặt, để xác định xem có thể phải phẫu thuật để giảm kích thước lưỡi hay không. Hỗ trợ có thể cần thiết để hỗ trợ những khó khăn trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ và phát triển khả năng nói trong thời thơ ấu. 
  • Các khuyến nghị sàng lọc có thể thay đổi theo thời gian khi các công nghệ mới được phát triển và hiểu biết sâu hơn về hội chứng Beckwith-Wiedemann. Điều quan trọng là người bệnh và gia đình cần nói chuyện với bác sĩ về các xét nghiệm sàng lọc thích hợp.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe bổ sung

Một số trẻ mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann và bệnh tan máu bẩm sinh có thể cần được chăm sóc bởi nhiều chuyên gia Y tế ở các lĩnh vực khác nhau như:

  • Ung thư: Bác sĩ ung thư có thể cho biết về nguy cơ ung thư, cũng như phối hợp và xem xét kết quả của các xét nghiệm thích hợp để theo dõi ung thư.
  • Chỉnh hình: Trẻ em mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann có chiều dài của hai chân không đồng đều do đó cần được đánh giá bởi bác sĩ chỉnh hình để có hướng hỗ trợ quá trình đi lại của trẻ.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ: Trẻ có lưỡi to nên được khám bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và đánh giá toàn diện về tác động lưỡi to gây ra đối với việc cho ăn, nói và ngủ.
  • Nội tiết: Trẻ bị hạ đường huyết nặng nên được khám và điều trị bởi bác sĩ nội tiết cho đến khi triệu chứng này được kiểm soát hoàn toàn.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *