Hội chứng sau bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh

Hội chứng sau bại liệt (hay còn gọi là PPS) là một tình trạng mà một số người bị bại liệt khi còn trẻ có thể gặp những năm sau đó.

Hiện nay, do đã có thuốc tiêm chủng phòng bệnh bại liệt, nên có rất ít người còn mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, một số người bị bại liệt khi còn trẻ có thể bị ảnh hưởng nhất định vào những năm sau này – hội chứng sau bệnh bại liệt mà chưa thể xác nhận nguyên nhân chính xác của hội chứng sau bệnh bại liệt là không rõ.

Khoa học hiện nay chỉ có thể tập trung vào quản lý các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sau bệnh bại liệt và nâng cao chất lượng sống.

Là một bệnh lý của hệ thần kinh có thể xuất hiện 15 – 50 năm sau khi bị bệnh bại liệt. Bệnh có ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh đồng thời làm cho người bị ảnh hưởng yếu, mệt mỏi và đau cơ hoặc đau khớp.

Mặc dù hội chứng sau bại liệt có thể khiến một số hoạt động ngày càng khó khăn hơn, điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và giúp người bệnh giữ được sự năng động. 

Hội chứng sau bại liệt chỉ xuất hiện ở những người đã từng bị bại liệt. Tuy nhiên, có hội chứng sau bại liệt không có nghĩa là sẽ bị bại liệt một lần nữa. Hiện nay, các nhà nghiên cứu ước tính rằng tình trạng này ảnh hưởng từ 25 – 40% những người sống sót sau bại liệt. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nguyên nhân bệnh

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sau bại liệt rất có thể phát sinh từ những tổn thương còn sót lại từ bệnh bại liệt, virus bại liệt gây tổn thương các dây thần kinh điều khiển các cơ bắp và làm cho các cơ yếu đi. 

Khi đã được điều trị khỏi bệnh bại liệt, bạn có thể đã phục hồi việc sử dụng các cơ bắp nhưng các dây thần kinh kết nối với các cơ có thể bị tổn thương, bị phá vỡ theo thời gian và làm cơ bắp yếu dần đi.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân dẫn đến hội chứng sau bại liệt, tuy nhiên giả tuyết được nhiều người đặt ra là do hệ thống miễn dịch.

Triệu chứng bệnh

Hội chứng sau bại liệt có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh như:

Hội chứng sau bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Cơ, khớp yếu và đau theo chiều hướng ngày càng nhiều.
  • Mệt mỏi toàn thân và kiệt sức với các hoạt động mặc dù nhẹ nhất.
  • Cơ bắp có biểu hiện bị teo.
  • Gặp phải các vấn đề về thở hoặc nuốt.
  • Rối loạn thở liên quan đến giấc ngủ như hiện tượng ngưng thở khi ngủ.
  • Khả năng chịu lạnh bị giảm.

Hầu hết mọi trường hợp, hội chứng hậu bại liệt có xu hướng tiến triển chậm với những dấu hiệu và triệu chứng mới theo sau các giai đoạn ổn định.

Hội chứng sau bệnh bại liệt hiếm khi đe dọa tính mạng, nhưng yếu cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng (hay còn gọi là di chứng bại liệt) như:

  • Rất dễ bị ngã do yếu ở cơ chân làm cho mất thăng bằng và ngã dễ dàng hơn, có thể dẫn đến xương bị gãy, chẳng hạn như gãy xương hông, dẫn đến các biến chứng khác.
  • Biến chứng suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi. Những người đã bị bại liệt hành tủy, ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến cơ cơ liên quan đến việc nhai và nuốt bị ảnh hưởng, thường gặp khó với các hoạt động này cũng như các dấu hiệu khác của hội chứng sau bệnh bại liệt. Do việc nhai và nuốt bị ảnh hưởng nên  những vấn đề có thể dẫn đến dinh dưỡng không đầy đủ và để mất nước, cũng như viêm phổi do hít thức ăn vào phổi.
  • Biến chứng dẫn đến suy hô hấp cấp tính. Yếu cơ hoành và cơ ngực làm cho khó thở sâu và ho, có thể dẫn đến tích tụ dịch và chất nhầy trong phổi. Béo phì ảnh hưởng đến độ cong của cột sống, bất động kéo dài và một số thuốc có thể làm giảm khả năng thở, có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính. 
  • Biến chứng dẫn đến loãng xương. Do không hoạt động và vận động kéo dài thường đi kèm với mất mật độ xương và loãng xương ở cả nam giới và phụ nữ. 
  • Ngoài ra, các di chứng sau sốt bại liệt cũng rất nguy hiểm đối với tính mạng bệnh nhân.

Đường lây truyền bệnh

Không giống như bại liệt, hội chứng sau bại liệt không lây truyền từ người này sang người khác.

Đối tượng nguy cơ bệnh

Những đối tượng sau có nguy cơ mắc cao:

  • Những người đã từng bị bại liệt và mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng của bệnh bại liệt ban đầu. Khi nhiễm trùng càng nặng lúc ban đầu thì khả năng có các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sau bại liệt càng cao.
  • Những người khi bị bệnh bại liệt phát triển ở trẻ vị thành niên hoặc người lớn chứ không phải trẻ nhỏ, thì cơ hội phát triển hội chứng sau bại liệt càng cao.
  • Những người phục hồi sau khi bị bại liệt cấp tính càng nhanh, nhiều khả năng phát triển càng cao, có lẽ do sự phục hồi nhanh làm tăng áp lực cho các tế bào thần kinh vận động.
  • Những người thường xuyên tập thể dục đến mức kiệt sức hay mệt mỏi, nguy cơ phát triển hội chứng sau bại liệt càng cao do tạo áp lực cho các dây thần kinh vận động.

Phòng ngừa bệnh

Có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Cần hạn chế các hoạt động gây đau đớn hay mệt mỏi. Khi hoạt động quá mức trong một ngày có thể dẫn đến sức khỏe xấu ở những ngày tiếp theo.
  • Nên sử dụng tiết kiệm năng lượng thông qua thay đổi lối sống và dụng cụ hỗ trợ không có nghĩa là bạn chào thua với bệnh tật. 
  • Nên giữ nhiệt độ trong nhà thoải mái và mặc nhiều lớp, đặc biệt khi bạn đi ra ngoài.
  • Cần thiết có một chế độ ăn uống cân bằng, ngừng hút thuốc và giảm lượng caffeine để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, hít thở tốt hơn và ngủ sâu hơn.
  • Không hút thuốc, tiêm phòng vắc xin cúm và viêm phổi đều đặn để ngăn ngừa các nguy cơ của bệnh.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán hội chứng sau bại liệt, bác sĩ cần 03 chỉ số, cụ thể:

  • Kết quả chẩn đoán bệnh bại liệt trước đó. Các dấu hiệu cuối của bệnh thường xảy ra ở những người đã thành niên hoặc lớn hơn trong bệnh ban đầu và có triệu chứng bị nặng.
  • Thời gian sau khi hồi phục dài. Những người phục hồi bệnh bại liệt ban đầu thường sống trong nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng. Sự khởi đầu của hiệu ứng thường bắt đầu ít nhất là 15 năm sau khi chẩn đoán ban đầu.
  • Thời gian khởi phát từ từ. 

Bên cạnh đó, do các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sau bệnh bại liệt tương tự như với các rối loạn khác, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ các nguyên nhân khác có thể, chẳng hạn như viêm khớp, đau cơ, hội chứng mệt mỏi mãn tính và vẹo cột sống.

Ngoài ra, bác sĩ cũng cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán khác để loại trừ các biến chứng bệnh khác như:

  • Phương pháp điện cơ (EMG) và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, biện pháp điện cơ đo điện sản xuất từ trong cơ. Thông qua các thử nghiệm này giúp xác định và loại trừ các bệnh như đau thần kinh, một tình trạng bất thường của dây thần kinh, bệnh cơ và mô cơ.
  • Phương pháp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), để tạo ra hình ảnh của não và tủy sống để loại trừ hiện tượng rối loạn thần kinh cột sống: như thoái hóa cột sống hoặc hẹp cột sống, thu hẹp cột sống gây áp lực lên dây thần kinh.
  • Phương pháp xét nghiệm máu. Với kết quả xét nghiệm máu bất thường có thể chỉ ra một vấn đề cơ bản gây ra các triệu chứng.
Hội chứng sau bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Đo điện cơ EMG

Các biện pháp điều trị bệnh

Hiện nay, chưa có cách điều trị cho tất cả các dấu hiệu và các triệu chứng khác nhau của hội chứng sau bại liệt mà chỉ có thể quản lý các triệu chứng, giúp cho bạn thoải mái và độc lập:

  • Duy trì nhịp hoạt động thể chất của mình và thường xuyên nghỉ ngơi để giảm mệt mỏi, tiết kiệm năng lượng. 
  • Phương pháp vật lý trị liệu. Với những bài tập tăng cường cơ mà không gây mệt mỏi hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội hay các bài thể dục dưới nước cách ngày một lần với một cường độ thoải mái. Các bài tập thể dục để duy trì cơ thể khỏe mạnh là rất quan trọng, nhưng tránh lạm dụng cơ bắp, khớp xương và tuyệt đối không tập thể dục đến mức đau đớn hay mệt mỏi.
  • Sử dụng phương pháp trị liệu về ngôn ngữ, các chuyên gia về phát âm có thể hướng dẫn bạn cách giảm những khó khăn khi nuốt. Tăng cường các bài tập phát âm có thể hữu ích.
  • Thay đổi tư thế ngủ như tránh nằm ngửa hoặc sử dụng thiết bị giúp mở thông đường thở khi ngủ, tránh hiện tượng gây ngưng thở khi ngủ.
  • Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ để có thể làm dịu cơ bắp và đau khớp.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *