Kiểm soát bệnh HIV/AIDS ở Việt Nam

HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm của con người do chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát bệnh HIV/AIDS ở nước ta đang đạt được những hiệu quả, từ đó có biện pháp chữa bệnh phù hợp.

HIV/AIDS chính là căn bệnh thế kỷ mà con người vẫn đang nghiên cứu đẩy lùi. Người nhiễm HIV thường dẫn đến suy giảm miễn dịch, là con mồi của bệnh cơ hội, gây nguy hiểm với tính mạng.

HIV/AIDS là gì?

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.

Các con đường lây nhiễm HIV

Lây truyền HIV qua đường máu

HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó, HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.

  • Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da như trong các trường hợp sau:
  • Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;
  • Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu…
  • Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh… có xuyên cắt qua da.
  • Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng.
  • Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da, niêm mạc bị xây xát.
  • Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng… bị nhiễm HIV hoặc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu… không được tiệt trùng đúng cách.
HIV lây truyền qua đường máu

Lây truyền HIV qua đường tình dục

  • Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch tiết sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) xâm nhập vào cơ thể bạn tình không nhiễm HIV.
  • Tất cả các hình thức quan hệ tình dục (dương vật – hậu môn; dương vật – âm đạo; dương vật – miệng) với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, nguy cơ cao nhất là qua đường hậu môn, rồi tiếp đến là qua đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con

  • Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể của thai nhi.
  • Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da xây xát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi sinh HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh.
  • Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng.

Kiểm soát HIV/AIDS

Kiểm soát HIV/AIDS thông thường muốn chỉ đến việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng retrovirus với nỗ lực nhằm kiểm soát nhiễm HIV. Có các loại thuốc kháng virus có tác dụng vào các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của virus HIV.

Việc sử dụng nhiều loại thuốc tác động lên các mục tiêu virus khác nhau được gọi là liệu pháp kháng retrovirus có hoạt tính cao (HAART). HAART làm giảm gánh nặng của HIV lên bệnh nhân, duy trì chức năng của hệ thống miễn dịch, và ngăn ngừa các bệnh cơ hội thường dẫn đến tử vong, vì vậy cần phải phát triển việc xét nghiệm virus HIV sớm để có biện pháp điều trị sớm.

Ở Việt Nam, tính đến tháng 11/2019, kết quả ước tính ban đầu khi thực hiện mục tiêu 90-90-90 với kết quả cao. Cụ thể đối với mục tiêu thứ nhất, có đến 85% số người biết tình trạng nhiễm; 84% số người nhiễm được chẩn đoán điều trị. Đặc biệt đối với mục tiêu thứ ba, thành phố đã có 97% số người nhiễm được điều trị bằng ARV cho kết quả kiểm soát tải lượng virus ở mức thấp, không có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Cần kiểm soát HIV/AIDS một cách hiệu quả

Trong năm 2020, để hoàn tất mục tiêu 90% số người phát hiện bệnh, TP.HCM sẽ mở rộng tăng cường các phòng xét nghiệm chẩn đoán HIV. Riêng với mục tiêu thứ hai, thành phố cũng sẽ mở rộng điểm điều trị, tiến hành cấp phát thuốc trong ngày và cấp phát thuốc trong nhiều tháng.

Phân bố người nhiễm HIV còn sống trên TPHCM ở nam giới chiếm 76,7%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 30-39. Về đường lây, chủ yếu qua máu, quan hệ tình dục không an toàn, trong đó 41% không rõ nguyên nhân. Đối với nhóm nguy cơ cao, qua triển khai giám sát ghi nhận tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm chích ma túy giảm, tuy nhiên số người mắc bệnh trong nhóm đồng tính nam tăng nhanh trong hai năm gần đây.

Theo ước tính, vẫn còn số lượng người nhiễm HIV ở cộng đồng. Sự kỳ thị phân biệt đối xử của cộng đồng là một phần nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tiếp cận xét nghiệm, điều trị, khống chế lây nhiễm HIV.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *