Trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Trĩ

Bệnh trĩ (Hemorrhoids) là các bệnh của hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ có thể do một số nguyên nhân, tuy nhiên phần lớn chưa được xác định chính xác nguyên nhân của bệnh trĩ. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại:

  • Nếu búi trĩ ở bên trong trực tràng thì được gọi là bệnh trĩ nội.
  • Nếu búi trĩ nằm ở lớp dưới da xung quanh hậu môn thì được gọi là bệnh trĩ ngoại.

Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, có đến ¾ người lớn có triệu chứng bệnh trĩ theo thời gian và có thể bệnh không gây ra triệu chứng nhưng đôi khi gây ngứa, khó chịu và chảy máu.

Rất may mắn là để điều trị bệnh trĩ có rất nhiều cách hiệu quả nhằm giúp người bệnh giảm triệu chứng bằng các biện pháp điều trị có thể thực hiện được tại nhà và thay đổi lối sống.

Vậy bệnh trĩ và nguyên nhân bệnh trĩ là gì sẽ được đề cập chi tiết ở bài viết bên dưới.   

Nguyên nhân bệnh Trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng kéo dài ra dưới áp lực và có thể phình ra hoặc sưng lên. Các tĩnh mạch bị sưng (trĩ) có thể xuất hiện do tăng áp lực ở trực tràng xuống, nguyên nhân bệnh trĩ do:

  • Rặn nhiều khi đi đại tiện.
  • Ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
  • Tiêu chảy mãn tính hoặc táo bón.
  • Béo phì.
  • Mang thai.
  • Quan hệ qua đường hậu môn.
  • Chế độ ăn ít chất xơ.

Triệu chứng bệnh Trĩ

Chảy máu không đau khi đi đại tiện – có thể thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong nhà vệ sinh.

Trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn.

Đau hoặc khó chịu.

Sưng quanh hậu môn.

Có khối u gần hậu môn, có thể nhạy cảm hoặc đau đớn (có thể là một búi trĩ huyết khối).

Triệu chứng bệnh trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

  • Bệnh trĩ nội. Do búi trĩ nằm trong trực tràng, do đó người bệnh thường không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy những bệnh búi trĩ này và hiếm khi gây khó chịu. Nhưng khi bị căng, đè ép  hoặc kích thích do phân có thể làm tổn thương bề mặt của búi trĩ và gây ra chảy máu. Đôi khi bị đè ép làm cho búi trĩ bị sa xuống hậu môn, được gọi là trĩ lỗi hoặc trĩ tăng sản gây đau và kích thích đi vệ sinh.
  • Bệnh trĩ ngoại. Đây là dưới da xung quanh hậu môn của bạn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.
  • Bệnh trĩ huyết khối. Máu chảy từ búi trĩ và hình thành cục huyết khối có biểu hiện đau dữ dội, sưng, viêm và một cục cứng gần hậu môn.

Không nên cho rằng chảy máu trực tràng là do bệnh trĩ, đặc biệt là nếu người bệnh trên 40 tuổi. Chảy máu trực tràng có thể xảy ra với các bệnh khác, bao gồm ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn. Nếu bị chảy máu cùng với sự thay đổi rõ rệt trong thói quen đại tiện hoặc phân thay đổi màu sắc hoặc tính chất của phân, thì người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đường lây truyền bệnh Trĩ

Bệnh trĩ không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Đối tượng nguy cơ bệnh Trĩ

  • Càng lớn tuổi, càng dễ mắc bệnh trĩ do các mô hỗ trợ tĩnh mạch tại trực tràng và hậu môn bị yếu đi và giãn ra.
  • Phụ nữ mang thai, do cân nặng của bào thai gây áp lực lên vùng hậu môn.
Trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Phòng ngừa bệnh Trĩ

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng vượt qua dễ dàng. Để ngăn ngừa bệnh trĩ và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ, hãy làm theo các mẹo sau:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Làm như vậy vừa làm mềm phân và tăng số lượng lớn, từ đó sẽ giúp người bệnh tránh được sự đè ép có thể gây ra bệnh trĩ. Lưu ý, việc tăng thêm chất xơ vào chế độ ăn cần từ từ, để tránh các vấn đề về tạo quá khí hơi quá nhiều trong lòng ruột.
  • Uống nhiều nước. Uống sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
  • Cân nhắc bổ sung thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ (Fiber supplements). Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ khuyến cáo trong chế độ ăn uống là 25 gram mỗi ngày cho phụ nữ và 38 gram mỗi ngày cho nam giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bổ sung thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel, cải thiện các triệu chứng tổng thể và chảy máu do bệnh trĩ. Những sản phẩm này giúp làm cho phân mềm và đi đại tiện dễ dàng. Lưu ý nếu người bệnh được bổ sung thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, hãy chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất trong thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho tình trạng táo bón tồi tệ hơn.
  • Không rặn mạnh khi đi đại tiện.
  • Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy muốn đi đại tiện, do nếu chờ cho cho cơn muốn đi đại tiện qua thì nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài đã bị giảm, phân sẽ vẫn nằm lại trong lòng ruột càng lâu thì càng bị cứng do bị hấp thụ nước và càng khó đẩy phân ra ngoài.
  • Tập thể dục. Duy trì hoạt động để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch do đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân góp phần vào phòng chống và điều trị bệnh trĩ.
  • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trong nhà vệ sinh, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Trĩ

Nếu là trĩ ngoại thì bác sĩ có thể nhìn ở bề ngoài của hậu môn, tuy nhiên, để chẩn đoán trĩ nội thì phải sử dụng xét nghiệm nội soi hậu môn và trực tràng. Ngoài ra, có một số phương pháp như: xét nghiệm tìm máu trong phân, soi đại tràng sigma.

Bác sĩ có thể nội soi toàn bộ đại tràng nếu:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh cho thấy có thể mắc bệnh khác thuộc hệ thống tiêu hóa.
  • Người bệnh có các yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng.
  • Người bệnh đang ở độ tuổi trung niên và chưa bao giờ nội soi.

Các biện pháp điều trị bệnh Trĩ

  • Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị
  • Chữa bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả?

8.1. Điều trị tại nhà:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Làm như vậy để làm mềm phân và tăng số lượng, điều này sẽ giúp bạn tránh được người phải rặn nhiều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh trĩ hiện có.
  • Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ. Bôi kem hoặc thuốc bôi trĩ không kê đơn có chứa hydrocortison, hoặc sử dụng miếng lót có chứa witch haze hoặc chất gây tê.
  • Ngâm thường xuyên trong bồn nước ấm hoặc tắm ngồi (sitz bath). Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút và từ hai đến ba lần một ngày. Một bồn tắm ngồi phù hợp với nhà vệ sinh.
  • Giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Tắm hàng ngày để làm sạch vùng da xung quanh hậu môn một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tránh dùng khăn lau có cồn hoặc nước hoa. Lau nhẹ nhàng hoặc sử dụng máy sấy khô.
  • Không sử dụng giấy vệ sinh khô. Để giúp giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện, hãy sử dụng khăn ẩm hoặc giấy vệ sinh ướt không chứa nước hoa hoặc cồn.
  • Chườm túi nước đá hoặc chườm nước lạnh lên vùng hậu môn để giảm sưng.
  • Uống thuốc giảm đau.
  • Với các phương pháp điều trị này, các triệu chứng bệnh trĩ thường biến mất trong vòng một tuần. Gặp bác sĩ nếu như không giảm đau trong một tuần hoặc sớm hơn nữa nếu bị đau nặng hơn hoặc chảy máu.

8.2. Thuốc

Nếu bệnh trĩ chỉ gây ra sự khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng lót. Những sản phẩm này có chứa các thành phần như witch haze, hydrocortison và lidocaine, có thể làm tạm thời giảm đau và ngứa. Không nên sử dụng kem steroid không kê đơn trong hơn một tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể khiến da bị mỏng.

8.3. Cắt trĩ

  • Nếu cục máu đông (huyết khối) đã hình thành trong bệnh trĩ ngoại, bác sĩ có thể loại bỏ cục máu đông bằng một vết mổ và dẫn lưu đơn giản, giúp giảm đau nhanh chóng. Thủ thuật này có hiệu quả nhất nếu được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi cục máu đông hình thành.
  • Thắt vòng cao su: Bác sĩ đặt một hoặc hai dải cao su nhỏ xung quanh gốc của một búi trĩ nội để cắt đứt lưu thông máu nuôi dưỡng búi trĩ. Sau một thời gian, búi trĩ khô héo và rụng trong vòng một tuần. Thủ thuật này có hiệu quả đối với nhiều người.
  • Chích xơ: Các bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa chất vào mạch máu để làm co lại các búi trĩ. Trong khi tiêm gây ra ít hoặc không đau, tuy nhiên biện pháp này thể kém hiệu quả hơn so với thắt vòng cao su.
  • Quang đông hồng ngoại: sử dụng tia laser hoặc tia hồng ngoại hoặc nhiệt chiếu vào búi trĩ và làm cho búi trĩ cứng và teo lại.
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành cắt búi trĩ nếu chúng quá lớn và các phương pháp khác không hiệu quả.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *