Meniere (rối loạn thính lực): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Bệnh Meniere là gì?

Bệnh Meniere là một bệnh lý rối loạn thính lực, xảy ra ở tai trong do tăng bất thường dịch và ion nội mô. Bệnh có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên tai. Người bị mắc bệnh sẽ bị ù tai kéo dài kèm theo những cơn chóng mặt, cảm giác xoay trong và có thể mất thính lực vĩnh viễn.

Nguyên nhân bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Nguyên nhân gây bệnh Meniere hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Để cho các cơ quan cảm giác ở trong tai hoạt động chính xác, chất nội dịch trong tai cần giữ thể tích, áp suất và thành phần hóa học nhất định. Bệnh có thể xuất hiện khi áp lực chất dịch trong tai quá cao hoặc tính chất của nội dịch trong tai thay đổi.

Bên cạnh đó, bệnh có thể liên quan đến tính chất di truyền trong gia đình, các chấn vùng đầu, nhiễm trùng tãi giữa hoặc tai trong và cũng thường xuyên xuất hiện ở người hay sử dụng bia rượu. Tuy nhiên, do không có nguyên nhân chính nào gây ra bệnh nên bệnh  Meniere được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều tác nhân.

Triệu chứng bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Triệu chứng của bệnh Meniere có đặc điểm xuất hiện theo cơn, gồm có các triệu chứng chính: Mất thính lực, ù tai, chóng mặt, cảm thấy có áp lực ở tai.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác đi kèm như: Buồn nôn, đổ mồ hôi, nhức đầu, không kiểm soát được cử động mắt.

Meniere (rối loạn thính lực): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đối tượng nguy cơ bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Bệnh Meniere là một bệnh lý mạn tính gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi đặc biệt ở tuổi từ 20 – 40 tuổi, hiếm gặp ở tuổi già và không phân biệt giới tính. Ở trẻ em, bệnh thường xuất hiện kết hợp cùng với các bất thường ở tai trong. Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gồm có: bất thường về giải phẫu, mắc các bệnh dị ứng, bệnh tự miễn, khuyết tật bẩm sinh…

Người bệnh nên đi khám chuyên khi xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất thị lực, rối loạn ý thức, đau ngực, yếu tay chân để được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Hạn chế sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá và các chất kích thích, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giảm lượng muối giúp tăng cường điều trị bệnh. Ngoài ra người bệnh cần nghỉ ngơi khi xuất hiện các cơn đau đầu, chóng mặt. Khi xuất hiện các triệu chứng cần đến khám tại cơ sở y tế khi có biện pháp điều trị phù hợp.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Việc chẩn bệnh Meniere dựa vào biểu hiện việc khám lâm sàng và tiền sử bệnh. Người bệnh nên đi khám khi xuất hiện những triệu chứng như xuất hiện những cơn đau đầu nghiêm trọng, mất thính lực, mất ý thức, yếu tay chân, đi lại khó khăn, dễ ngã.

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện trên lâm sàng kết hợp với hỏi bệnh. Sau khi thăm khám, các bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm chuyên khoa như:

  • Xét nghiệm máu tìm phản ứng viêm đánh giá tình trạng bệnh.
  • Đo thính lực cho biết khả năng nghe của người bệnh và xác định nguồn gốc của vấn đề thính lực là ở tai trong hay do dây thần kinh truyền tín hiệu giữa tai trong và não.
  • Kiểm tra khả năng cân bằng: Giữa các cơn chóng mặt, trạng thái cân bằng trở lại bình thường ở hầu hết người mắc bện. Hầu hết các bài kiểm tra cân bằng cho kết quả bất thường ở người bị bệnh.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm căn nguyên bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Điều trị bệnh Meniere rất quan trọng, cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và khám lại theo lịch để kết quả điều trị tốt nhất. Các phương pháp điều trị chính gồm có:

  • Giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, ăn ít muối đồng thời sử dụng thuốc điều trị giảm áp lực tai trong. Nghỉ ngơi khi xuất hiện các cơn đau đầu, không làm việc, đọc sách, xem tivi khi cơn đau đang diễn ra.
  • Một số trường hợp bệnh nhân đáp ứng đáp ứng điều trị với phương pháp phục hồi chức năng tiền đình, dùng máy trợ thính…
  • Thực hiện phẫu thuật can thiệp khi các cơn chóng mặt gây suy nhược nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *