Người bệnh chốc lở nặng nên làm gì để nhanh khỏi bệnh

Chốc lở là một bệnh da liễu rất phổ biến, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em và người già. Bệnh do vi khuẩn gây ra và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bài viết chia sẻ cách chữa trị cho những người bị bệnh chốc lở nặng.

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng ngoài da, với biểu hiện là những vết lở loét trên da và gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Khi bệnh chuyển biến nặng thì dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, vì thế chúng ta nên cẩn thận, đặc biệt khi đối tượng mắc bệnh là trẻ em. 

Những biểu hiện của bệnh chốc lở nặng

Chốc lở là 1 bệnh da liễu khá phổ biến ở nước ta do điều kiện khí hậu nóng bức, nhiều vùng bị ô nhiễm. Đặc biệt là trẻ em có hệ miễn dịch yếu sinh sống trong những điều kiện vệ sinh kém thì có nguy cơ mắc bệnh chốc lở rất cao. Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 2 tuần điều trị tuy nhiên cũng có một số trường hợp biến chứng nặng, thường được gọi là dạng chốc loét Ecthyma. Dạng chốc loét này vô cùng nguy hiểm với những triệu chứng sau:

  • Sốt cao do những vết loét bị nhiễm trùng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn và ngứa rát
  • Những vết loét thâm nhập sâu hơn vào da, hình thành những vết loét sâu chứa đầy chất lỏng hoặc mủ.
  • Khi chúng ta làm vỡ những mụn mủ này ra sẽ khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng sang các vùng khác trên da, tệ hơn là lây sang cho những người xung quanh.
  • Tại những vùng loét nặng trên cơ thể sẽ bắt đầu hoạt tử và chuyển sang những lớp vảy màu đen, có đường kính từ 1-5cm. Sau đó bắt đầu lây lan thêm nhiều mụn nước mới trên da gây ngứa dai dẳng, càng gãi sẽ càng làm viết loét nặng hơn và sẽ để lại sẹo lồi khi được chữa lành.
  • Trên da nổi mề đay dưới dạng các hồng ban lớn nhỏ khác nhau, đây là biểu hiện của bệnh viêm mô bào.
Việc gãi mạnh khiến vết thương chốc lở nặng hơn và dễ lây nhiễm

Nếu những vết chốc lở này không được điều trị kịp thời sẽ hình thành những bọng nước to hơn, sâu hơn và hóa mủ nhiều hơn.

Những vét loét ăn sâu vào tầng biểu bì của da khiến việc chữa trị và hồi phục lâu hơn, sau khi lành lại cũng sẽ để lại sẹo.

Viêm tủy xương: vi khuẩn từ vết loét có thể tấn công vào xương và lây lan sang toàn bộ cơ thể, khiến cho tủy xương bị viêm nhiễm.

Nhiễm trùng máu: đa số những bệnh nhân mắc bệnh chốc lở nặng đều có hệ miễn dịch yếu, khi tình trạng chuyển nặng thì sức đề kháng càng suy giảm và vi khuẩn càng phát triển mạnh hơn, từ đó vi khuẩn lây lan sang máu và gây nhiễm trùng huyết. 

Nguy hiểm hơn người bệnh có thể chuyển sang dạng nhiễm trùng MRSA khi vi khuẩn tự tạo các kháng thể với thuốc, khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn. 

Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến những mô tế bào (là những hạch bạch huyết bên dưới da) và cùng có thể gây ra bệnh viêm cầu thận làm hỏng thận và đe dọa đến tính mạng.

Cách chăm sóc bệnh nhân chốc lở nặng

Vệ sinh vết thương chốc lở đúng cách

Sát trùng vết thương đúng cách

Sử dụng những loại thuốc sát trùng có nồng độ phù hợp với vết thương, dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Sát trùng vết thương 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ những vết cặn bẩn trên da, sau đó sử dụng thuốc sát khuẩn chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.

Với những vết thương đã đóng vảy thì bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh để tiêu diệt nhanh vi khuẩn, ngăn không cho những vết này lây lan sang khu vực khác. 

Với những tình trạng bệnh nhân có vết loét quá sâu không thể điều trị tại nhà thì nên nhập viện để bác sĩ tiến hành sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân.

Sau khi sát trùng vết thương thì bạn dùng băng gạc y tế băng lại vùng da bị tổn thương, và giữ cho da chạm nước và tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm.

Có chế độ vệ sinh sạch sẽ

Không nên kiêng nước vì người bệnh chốc loét phải luôn giữ cho cơ thể mình sạch sẽ, có thể lau mình bằng nước ấm hoặc ngâm rửa vệ sinh vết thương hằng ngày.

Những vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, khăn tắm, khăn mặt, dụng cụ sát khuẩn, bàn chải, dụng cụ ăn uống đều được để riêng và cách biệt với những đồ sử dụng chung của gia đình.

Những điều cần chú ý khác

Đối với trẻ em khi mắc bệnh chốc lở bạn nên cắt sạch móng tay cho con để tránh trẻ cào vào vết thương gây chảy máu và nhiễm trùng nặng hơn do những vi khuẩn mắc kẹt trong móng tay.

Kết hợp việc điều trị bằng thuốc với chế ăn thanh đạm mát gan để giúp điều hòa cơ thể, phục hồi hệ miễn dịch bị suy yếu và tạo ra nhiều kháng thể để phòng bệnh.

Không được tự ý sử dụng thuốc bôi da liều cao mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ, khi phát hiện những biến chứng bất thường cần đưa bệnh nhân nhập viện để được theo dõi và điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *