Nguyên nhân và giải pháp cho bệnh hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu xuất phát từ khoang miệng, làm giảm sự tự tin, gây bối rối khi giao tiếp với người khác.

Các sản phẩm để cải thiện hôi miệng như kẹo cao su, bạc hà và nhiều loại sản phẩm trị hôi miệng rất được ưa chuộng, nhưng chúng chỉ có tác dụng tạm thời và không giải quyết được vấn đề hôi miệng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những giải pháp cho tình trạng hôi miệng.

Nguyên nhân hôi miệng

Hợp chất Sulphur là tác nhân chính gây nên mùi hôi khó chịu này. Sau đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến việc giải phóng chất này trong khoang miệng.

Nguyên nhân tạm thời

  • Ăn nhiều các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi,…
  • Uống rượu hoặc sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng glucozo, protein cao như sữa, các chất này khi được phân giải sẽ tạo ra các amino axit chứa Sulphur.
  • Hút thuốc làm khô niêm mạc miệng đồng thời làm lượng khí hôi bay hơi trong miệng tăng lên khiến mùi hôi càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Việc khô niêm mạc miệng do tuyến nước bọt giảm tiết lúc ngủ cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng tạm thời khi ngủ dậy.

Nguyên nhân từ vi khuẩn

Ở những vị trí ứ đọng của miệng như bề mặt lưỡi, các túi nha chu, sang thương sâu răng hay vùng kẽ răng thường là nơi tập trung nhiều vi khuẩn gây hại. Một trong số đó là vi khuẩn kị khí Gram âm thực hiện phân giải protein, làm bay hơi Sulphur tạo nên mùi hôi đặc trưng của loại khí này.

Nguyên nhân từ miệng

  • Mắc bệnh về miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm amidan hoặc các bệnh về xương như hoại tử xương răng, viêm tủy xương, viêm ổ răng khô hoặc các vết lở loét ác tính cũng gây nên mùi hôi khó chịu trong miệng. 
  • Vệ sinh răng miệng không cẩn thận, thức ăn còn mắc lại, lớp cặn lưỡi không được làm sạch, vùng niêm mạc miệng bị nhiễm nấm Candida tạo mùi hôi.
  • Các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh răng như mảnh vỡ của răng giả,… lắng đọng lại giữa các kẽ răng cũng gây nên mùi.
  • Hội chứng Sjogren làm giảm tiết nước bọt, gây khô niêm mạc, tạo mùi hôi.

Những nguyên nhân khác

Ngoài 3 nguyên nhân thường gặp kể trên, chứng hôi miệng cũng có thể bị gây ra bởi những lý do sau:

  • Một số loại thuốc gây mùi hôi sau khi sử dụng như dimethyl sulphoxide, amphetamine, disulfiram, chloral hydrate, phenothiazine, nitrate, nitrite và các thuốc gây độc tế bào.
  • Các bệnh liên quan đến ống tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, ợ chua, viêm loét dạ dày.
  • Những bệnh về gan, thận, tiểu đường,… cũng có khả năng gây đến hôi miệng do quá trình phân hủy lipid.
  • Hội chứng mùi cá ươn: Hội chứng này làm bị rối loạn chuyển hóa, cơ thể không thể phân giải Trimethylamine trong thực phẩm có mùi tanh làm chất này tích tụ trong cơ thể tạo mùi hôi cho khoang miệng.

Giải pháp cho tình trạng hôi miệng

Nếu bạn đang đau đầu vì hơi thở có mùi làm mất tự tin, nhưng nguyên nhân lại không đến từ bệnh lý, bạn có thể tham khảo những biện pháp sau để cải thiện hơi thở của mình.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để giảm tình trạng hôi miệng

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, tốt nhất vẫn là đánh răng sau khi dùng bữa 30 phút. Khi đánh răng cần đảm bảo loại bỏ hết được các mảng bám, thức ăn thừa dính trên kẽ răng để không tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, đồng thời không làm tổn thương vùng nướu, niêm mạc miệng.

Nên thay bàn chải ít nhất 3 tháng 1 lần kể cả khi bàn chải trông vẫn còn mới, ngoài ra có thể dùng thêm chỉ nha khoa, tăm nước, cạo lưỡi để mang lại hiệu quả làm sạch tối ưu.

Uống nhiều nước

Cách này đơn giản nhưng vẫn đem lại khả năng ngăn ngừa hôi miệng tạm thời rất tốt. Uống nước sau khi ăn, đặc biệt là các thức ăn nặng mùi sẽ đánh bay nhanh chóng phần thức ăn thừa trong khoang miệng nên sẽ cải thiện đáng kể mùi từ hơi thở của bạn.

Hạn chế thực phẩm nặng mùi

Các loại thức ăn chứa các thành phần thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, mắm tôm hay những món ăn giàu chất đạm, đường, chất béo như thịt, trứng, sữa,… thường để lại mùi đặc trưng dai dẳng trong miệng.

Vậy nên tuy đó là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sau đó có các cuộc nói chuyện trực tiếp quan trọng bạn vẫn nên hạn chế ăn chúng.

Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi trước những cuộc gặp mặt trực tiếp quan trọng

Sử dụng nước súc miệng

Một trong những sản phẩm hỗ trợ hiệu quả trong công cuộc vệ sinh răng miệng tối ưu chính là sử dụng nước súc miệng.

Nước Súc Miệng I-On Muối Fujiwa được sản xuất bởi thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, với tinh chất muối từ biển sâu rất an toàn khi dùng vệ sinh họng và miệng, đem lại khả năng sát khuẩn vượt trội, loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng, giữ hơi thở thơm mát và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm lợi, viêm nha chu. 

Nước súc miệng có thành phần nước ion Kiềm Alkaline nên cân bằng được độ pH trong khoang miệng, từ đó giảm tác động bào mòn với niêm mạc và răng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm lở miệng. Đồng thời, sản phẩm còn bổ sung những khoáng chất quan trọng như Ca2+, Mg2+, K+,… đây là những thành phần hình thành cấu trúc răng, đặc biệt là Ca2+ có thể lắp vào các lỗ hổng li ti trên răng, giúp răng luôn chắc khỏe. 

Không những thế, Nước súc miệng I-On Muối Fujiwa chứa tinh dầu bạc hà từ tự nhiên vô cùng lành tính, lại đem lại hơi thở thơm mát, sảng khoái, cũng như làm thư thái đầu óc, giảm căng thẳng tinh thần sau khi sử dụng. Nên sử dụng sản phẩm súc miệng 30-60 giây sau khi ăn hoặc sau khi đánh răng và không cần phải súc lại bằng nước thường.

Nước Súc Miệng I-On Muối Fujiwa

Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng cần tránh xa các thói quen xấu như hút thuốc hay uống rượu bia để sở hữu một hơi thở thơm tho. 

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *