Những dấu hiệu lạ báo hiệu bệnh chốc lở

Chốc lở là một bệnh da liễu khá thường gặp ở nước ta hiện nay, điển hình ở những người sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém. Bệnh do vi khuẩn gây ra và làm cho da bị tổn thương, có thể chữa trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh vì chúng rất dễ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nhiễm trùng da nguy hiểm.

Trong số những bệnh da liễu phổ biến trên thế giới thì chốc lở chiếm khoảng 11% số bệnh nhân mắc bệnh mỗi năm. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và đối với từng nguyên nhân sẽ có cách chữa trị khác nhau. Những triệu chứng của bệnh rất dễ nhận biết, các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở thường do cơ thể nhiễm vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu, liên cầu tan huyết nhóm A. Bệnh xảy ra thường vào mùa mưa khi nhiệt độ không khí cao, và khi chuyển mùa cũng khiến cho hệ miễn dịch của con người suy yếu. Bệnh xuất hiện trong top những bệnh da liễu thường gặp nhất ở Việt Nam và ngay cả trên thế giới.

Vi khuẩn chốc lở có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong những nơi ẩm thấp và có điều kiện vệ sinh kém. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chốc lở cao nhất, vì những nguyên nhân sau đây:

Trẻ dễ bị trầy xước da cho chạy nhảy trong khi chơi đùa. Những vết thương hở này là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ thì dễ sinh bệnh và phát tán virus.

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm bệnh chốc lở từ người lớn

Trẻ có hệ miễn dịch còn yếu, công thêm những bệnh như vảy nến, chàm da… có thể khiến cho bệnh chốc lở phát triển. Trong giai đoạn đầu bị chốc lở vì trẻ không chịu được những cơn ngứa ngáy, dễ dẫn đến gãi mạnh làm vỡ những nốt mụn nước, có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài ra trẻ còn có thể mắc bệnh chốc lở thông qua việc lây truyền từ người khác: 

  • Lây từ bạn bè trong trường học.
  • Sử dụng chung đồ chơi có chứa vi khuẩn của bệnh chốc lở, có thể là do vỡ ra từ vết thương của những bạn chung lớp.
  • Ngủ chung giường, sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm hoặc những vật dụng cá nhân của người bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh thông qua những tiếp xúc thân mật như ôm,hôn, nắm tay…
  • Bị lây nhiễm từ những người thân trong gia đình
  • Lây từ mẹ sang con, nếu trong quá trình mang thai mẹ mắc bệnh chốc lở thì có thể lây lan sang cho con và khiến con có hệ miễn dịch yếu.
  • Người lớn làm việc căng thẳng kéo dài, quan hệ tình dục không đúng cách có thể bị lây nhiễm vi khuẩn chốc lở. Và trẻ em dễ là đối tượng nhiễm chéo vì sức đề kháng yếu và chưa biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Vì vậy để phòng ngừa những nguyên nhân mắc bệnh là do lây nhiễm chéo thì các bậc phụ huynh nên cẩn thận khi cho trẻ đến trường cũng như biết cách bảo vệ bản thân để tránh lây nhiễm cho con. 

Những biểu hiện lạ báo hiệu bạn đang bị bệnh chốc lở

Những dấu hiệu lạ báo hiệu bệnh chốc lở ở trẻ

Những dấu hiệu của bệnh chốc lở rất dễ nhận biết, với những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần dùng thuốc, chỉ cần có chế độ ăn uống và vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên thông thường bệnh chốc lở sẽ kéo dài dai dẳng và có thể tái phát nhiều lần, với những dấu hiệu điển hình sau đây:

Ở giai đoạn đầu của bệnh, bạn sẽ thấy những mụn nước nhỏ xuất hiện trên những vùng hở của da như tay, chân, cổ, lưng…

Những vết mụn nước này khiến bạn ngứa ngáy và khó chịu, nếu bạn gãi hoặc sau vài ngày thì chúng cũng tự vỡ ra, chảy ra những chất dịch nhờn màu trắng đục.

Những mụn nước này khi vỡ ra để lại những vết loét nhỏ sưng tấy, sau vài ngày sẽ bắt đầu đóng vảy. Tại những vùng da này rất ngứa rát và còn đau âm ỉ, đôi khi còn có mùi hôi khó chịu đối với những vết loét tổn thương sâu.

Sau khi bước vào giai đoạn đóng vảy thì những vết loét có thể thuyên giảm nhưng rất dễ tái phát lại nếu không được điều trị tận gốc.

Đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh chốc lở, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau, có 1 số người chỉ thấy trên da có những vết đỏ thành từng cụm tương tự như mề đay, từ đó chủ quan không để ý và dễ dẫn đến việc lây nhiễm cho những người xung quanh.

Khi trẻ em mắc bệnh chốc lở thì dễ xảy ra nhiều biến chứng hơn người lớn, đặc biệt là chốc lở ở trẻ em phát triển theo nhiều thể khác nhau nên cách chữa trị cũng phức tạp hơn. Bệnh chốc lở có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu…gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.Vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh chốc lở bạn cần đưa trẻ đến ngay đến những bác sĩ da liễu hoặc những cơ sở có uy tín chữa trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *