Những điều cần biết khi hạ đường huyết đổ mồ hôi

Ra mồ hôi là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu thường xuyên xảy ra tình trạng này rất có thể là dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết đổ mồ hôi.

Đổ mồ hôi là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể khi thời tiết nóng, vận động nhiều hoặc trước sự nhiễm trùng, vì cơ thể phải đẩy cao nhiệt độ của mình để cố gắng tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, lượng  mồ hôi đổ ra quá nhiều, quá thường xuyên thì rất có thể đây là triệu chứng của việc cơ thể đang bị hạ đường huyết.Những điều cần biết khi hạ đường huyết đổ mồ hôi 1

1. Nguyên nhân gây hạ đường huyết đổ mồ hôi

Hạ đường huyết trong máu là tình trạng hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới 80mg/dl. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng cơ thể và ảnh hưởng tới hệ thần kinh, đặc biệt là bộ não.

Đổ mồ hôi là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hạ đường huyết. Hiện tượng này thường xảy ra đối với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng hormone insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu không được tiết ra đầy đủ, khiến glucose trong cơ thể tăng cao dẫn tới hạ đường huyết. Bên cạnh đó có một số trường hợp hạ đường huyết do thường xuyên bỏ bữa, các bữa cách nhau quá xa, vận động quá sức, bổ sung thiếu tinh bột cho cơ thể,…

Ngoài hạ đường huyết đổ mồ hôi, có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mặt tái nhợt, mệt mỏi,… Nghiêm trọng hơn có thể là ngất, động kinh.

Thường xuyên bỏ bữa là nguyên nhân gây hạ đường huyết.

2. Cách điều trị hạ đường huyết đổ mồ hôi và những điều cần lưu ý

Để điều trị được bệnh hạ đường huyết, người bệnh cần được xác định đúng nguyên nhân, từ đó có phương pháp chữa trị phù hợp.

Khi xuất hiện các triệu chứng của hạ đường huyết, người bệnh nên sử dụng viên nén glucose, hoặc cách đơn giản nhất là ăn kẹo để có thể kịp thời bổ sung lượng đường bị thiếu hụt trong cơ thể. Đối với những trường hợp hạ đường huyết tiểu đường, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ dinh dưỡng hàng ngày do các bác sĩ đề ra và uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng. Trong trường hợp, người bệnh xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như hôn mê, động kinh lập tức tiêm trực tiếp glucagon vào cơ thể.

Hiện tượng hạ đường huyết có thể được hạn chế nếu như người bệnh thường xuyên thực hiện những điều sau:

  • Tránh bỏ bữa, các bữa ăn không nên cách nhau quá xa, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Đảm bảo lượng tinh bột được cung cấp đầy đủ cho cơ thể.
  • Trước khi tập luyện hay vận động mạnh, nên ăn bữa nhẹ để tránh bị hạ đường huyết do hoạt động quá sức.
  • Thử đường huyết ngay khi có dấu hiệu giảm lượng đường trong máu.
  • Đối với những người bị hạ đường huyết thường xuyên, đột ngột, hãy luôn mang theo kẹo hoặc các loại thực phẩm có đường khác để sử dụng ngay khi cần thiết.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn như bia rượu khi cơ thể đang cảm thấy đói.
Nên ăn bữa nhẹ trước khi tập thể dục hoặc vận động mạnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *