Những giải pháp phòng chống bệnh chốc mép cho trẻ khi thời tiết hanh khô

Chốc mép là bệnh lý loét miệng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi thời tiết hanh khô. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh, vì vậy ba mẹ hãy tìm hiểu về căn bệnh này và những cách phòng tránh hiệu quả khi thời tiết đang trong giai đoạn hanh khô.

Thời tiết hanh khô, không mưa khiến độ ẩm trong không khí giảm xuống đột ngột khiến cho cơ thể con người cũng bị khô khan và thiếu nước. Từ đó dẫn đến tình trạng khô môi, nứt mép và tình trạng chốc mép xảy ra phổ biến hơn và còn tái đi tái lại nhiều lần. Cùng tránh những nguyên nhân gây bệnh chốc mép thông qua bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Vì sao cần phòng chống bệnh chốc mép khi trời hanh khô

Thời tiết nóng bức không mưa khiến đôi môi của trẻ thường xuyên bị nứt nẻ, chảy máu. Lúc này trẻ thường liếm môi để tăng độ ẩm, tuy nhiên cách này sẽ dẫn đến việc vi khuẩn chốc mép phát triển mạnh và gây bệnh. Bệnh chốc mép cho virus tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây ra, chúng có thể sống trong môi trường nước bọt, nước mũi và cả nước mắt.

Hành động liếm môi của trẻ vô tình truyền virus sang những vết tổn thương của môi và dần dần khiến trẻ bị mắc bệnh. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác gây bệnh chốc mép như chế độ dinh dưỡng thiếu hụt và sống trong môi trường nhiều ô nhiễm.

Bệnh chốc mép là một bệnh thuốc dạng chốc lở thường gặp, tuy có thể chữa khỏi tại nhà nhưng nó cũng gây nhiều khó khăn cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Chốc mép dạng không bóng nước: đây là dạng nhẹ của bệnh chốc mép, khi vùng da xung quanh môi, mép tạo thành những mảng da sần sùi và sưng tấy đỏ, có chứa dịch như không phồng rộp và loét ra. Sau khoảng vài ngày những vết này sẽ đóng vảy và dần hồi phục, quá trình này không khiến trẻ đau rát nhiều.

Chốc mép dạng bỏng nước: những vết chốc mép nhanh chóng sưng to vào tạo thành màng bọc chứa mủ, đau rát khiến trẻ luôn có xu hướng muốn bóp vỡ những vết mụn nước này. Dạng chốc này lây lan nhanh do dịch mủ chảy ra khi vỡ mụn nước, sau đó phát tán virus ra môi trường. Với một số thể chốc mép nặng trẻ sẽ bị loét sâu, kèm theo triệu chứng nóng sốt và sưng hạch ở cổ và tai. 

Khi trẻ còn nhỏ nếu bị chốc mép sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn uống và sinh hoạt, lại khó kiềm chế nguy cơ lây lan. Cha mẹ nên chú ý những biểu hiện những bệnh chốc mép và giúp con chữa trị nhanh tại nhà, nếu xuất hiện những triệu chứng nặng cần đưa nhanh đến bác sĩ để được thăm khám và sử dụng thuốc. 

Những phương pháp phòng chống bệnh chốc mép hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế khi thời tiết đang trong giai đoạn hanh khô này ba mẹ nên áp dụng những phương pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh chốc mép cho trẻ:

Tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ

Nhắc nhở trẻ không nên liếm môi vì dễ lây

Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh mỗi khi tiếp xúc với các chất gây bẩn, không những giúp hạn chế bệnh chốc mép mà còn đa số những bệnh lây lan qua đường tay chân miệng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2-3 lần mỗi ngày để lọc sạch những vi khuẩn trong nước bọt, giúp răng miệng sạch sẽ mà hơi thở cũng thơm mát hơn. Cho trẻ dùng riêng khăn tắm, khăn mặt và những đồ dùng vệ sinh cá nhân khác để tránh lây lan bệnh.

Không được liếm môi hoặc gỡ da môi chết

Trẻ thường lười uống nước nên môi dễ bị khô và xuất hiện da chết. Ngay cả người lớn cũng có thói quen xấu là liếm môi sẽ làm nấm và vi khuẩn từ nước bọt bị kẹt lại khoé miệng, sau đó việc xé da môi khiến vùng da này bị tổn thương, từ đó hình thành bệnh chốc mép.

Vì vậy mẹ nên sử dụng những chất làm mềm môi từ dầu oliu hoặc dầu dừa để làm mềm môi hoặc sử dụng những son dưỡng ẩm môi có nguồn gốc từ tự nhiên. 

Có chế độ ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh chốc mép là do cơ thể của trẻ thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin B, sắt và kẽm làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó dễ làm cho vi khuẩn phát triển mạnh. Để phòng tránh bệnh mẹ cần bổ sung ngay cho trẻ những chất dinh dưỡng sau:

Dùng những sản phẩm từ dừa và oliu để hạn chế chốc mép
  • Ăn nhiều các loại đậu và rau xanh để bổ sung thêm nhiều chất xơ. Ăn dầy đủ các nhóm chất đường bột, chất béo, chất đạm…
  • Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thông qua trái cây nhưng hạn chế ăn nhiều những loại trái cây như dứa, dâu tây.. vì chúng có thể làm rối loạn cân bằng khoang miệng.
  • Không ăn những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, thức ăn làm sẵn chứa nhiều da bị dễ gây kích ứng vị giác và khiến cơ thể khó chịu.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh chốc mép

Nếu trong lớp học có xuất hiện những trường hợp chốc mép thì bạn nên khuyên cô giáo cho trẻ đó nghỉ học để tránh lây lan cho những bạn cùng lớp.

Không dùng chung đồ chơi hoặc ăn chung với trẻ bị chốc mép vì dễ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh và tránh trẻ hôn hít với những người đang bệnh chốc mép.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *