Những lưu ý khi chữa bệnh đau mắt hột ở người lớn

Bệnh đau mắt hột ở người lớn cũng hết sức nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp chữa trị và phòng ngừa đúng cách.

Bệnh đau mắt hột có thể xảy ra với bất cứ ai, trẻ em, người lớn đều có thể mắc bệnh. Bệnh tiến triển mãn tính và có những dấu hiệu điển hình là hình thành hột, kéo màng màng máu giác mạc, dẫn tới những thay đổi điển hình có tính chất sẹo. Bệnh hay xảy ra ở những vùng thiếu nước sạch, vệ sinh phòng bệnh kém,… Đau mắt hột ở người lớn cũng cần được lưu ý và có cách điều trị thích hợp.

Thông tin về bệnh đau mắt hột ở người lớn

Bệnh đau mắt hột ở người lớn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Người lớn có dễ bị đau mắt hột?

Trẻ em thường là đối tượng nhạy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt hột sẽ cao hơn người lớn. Nhưng nếu không có cách vệ sinh, giữ gìn và phòng ngừa thì bệnh đau mắt hột ở người lớn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Đau mắt hột ở người lớn thường xuất hiện vào những thời điểm nào?

Đau mắt hột có liên quan đến khí hậu và địa lý. Khí hậu nóng nực, độ ẩm cao làm bệnh phát triển mạnh. Kiểu thời tiết mùa nóng, mùa mưa thường trùng với mùa dịch đau mắt hột.

Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột ở người lớn

Bệnh đau mắt hột được gây ra bởi một vi khuẩn có tên Chlamydia trachomatis, loại vi khuẩn này có thể gây viêm nhiễm chlamydia hoặc lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh đau mắt hột lây qua những đường nào?

Bệnh đau mắt hột có thể lan truyền qua tiếp xúc với dịch từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Tay, chân, khăn, giấy vệ sinh, quần áo, và các loại côn trùng đều có thể con đường truyền bệnh. Ở những nước đang phát triển, ruồi mắt là loại động vật lan truyền bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt hột ở người lớn

Ban đầu, biểu hiện bệnh đau mắt hột có thể chỉ gây ngứa nhẹ, kích ứng ở mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt bị sưng lên và bắt đầu chảy dịch. Bệnh đau mắt hột và cách điều trị không chính xác có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa.

Biến chứng của bệnh đau mắt hột là gì?

Nếu bị đau mắt hột không được chữa trị đúng cách có thể gặp phải những biến chứng: gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bên cạnh đó là viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo ở kết mạc và khô mắt cũng gây vô số những phiền toái cho bệnh nhân.

Những lưu ý về bệnh đau mắt hột ở người lớn

Người lớn bị đau mắt hột cần dùng những loại thuốc nào?

Theo phác đồ điều trị bệnh đau mắt hột ở người lớn của Tổ chức y tế thế giới (WHO), khi bệnh ở giai đoạn hoạt tính, bệnh nhân cần tra thuốc mỡ tetraxyclin 1% (hoặc erythromyxin) 8giờ/lần ít nhất là trong 6 tuần phối hợp với rửa mặt bằng nước sạch và dung dịch nước muối sinh lý.

Chú ý không nên dùng thuốc kháng sinh kéo dài

Nếu người bệnh dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn,  gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh từ 7-10 ngày hoặc cho đến khi hết bệnh.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đau mắt hột ở người lớn

Nơi công cộng như bệnh viện, cơ quan, siêu thị… là mô trường có tương tác lớn, do vậy rất dễ lây lan đau mắt hột. Người lớn khi phát hiện đau mắt hột nên đến ngay trung tâm y tế có chuyên khoa mắt để được chữa trị. Chú ý rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay sát khuẩn, tra nước muối rửa mắt, sát trùng vật dụng chung hay sử dụng và giữ gìn vệ sinh đầy đủ.

Bệnh đau mắt hột ở người lớn nên có cách chữa trị hiệu quả

Bệnh đau mắt hột ở người lớn nên kiêng ăn gì?

Mỡ động vật: Nhiều gia đình có thói quen sử dụng mỡ động vật trong việc chế biến món ăn hàng ngày nhưng thay vì sử dụng mỡ động vật, người mắc bệnh đau mắt hột nên dùng các loại dầu chiết xuất thực vật. Vì trong mỡ động vật có chứa nhiều chất béo no, không tốt cho các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả mắt.

Các chất kích thích: các chất kích thích bạn thường sử dụng như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… vô cùng nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người mắt bệnh đau mắt hột nhưng vẫn tiếp tục sử dụng các chất kích thích này có thể dẫn đến những tác hại xấu cho đôi mắt. Chúng làm tình trạng bệnh đau mắt hột ở người lớn lâu khỏi hơn, làm giảm thị lực, làm cho mắt phải làm việc nhiều hơn khi các chất kích thích này tác động đến hệ thần kinh của người sử dụng.

Các loại thực phẩm có mùi tanh: cá, mực, tôm, cua,… là những thực phẩm có mùi tanh mà bạn nên kiêng khi mắc bệnh đau mắt hột. Mặc dù những thực phẩm này lúc bình thường rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng khi bị đau mắt hột, các chất tanh trong tôm, cua, cá làm sẽ làm tình trạng viêm kết mạc ở người bệnh trở nên tệ hơn và kéo dài việc chữa trị bệnh

Bệnh đau mắt hột ở người lớn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ đúng theo lời khuyên của các sĩ. Ngoài ra việc phòng ngừa bệnh đau mắt hột và cách điều trị cũng hết sức quan trọng để bệnh không có khả năng nặng thêm và hạn chế việc mắc lại bệnh. Bên cạnh đó, vấn đề về dinh dưỡng cũng nên được lưu tâm để bệnh có thể nhanh chóng khỏi hẳn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *