Những thói quen xấu dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày trẻ em

Có một điều cần chú ý trong quá trình chữa trào ngược dạ dày trẻ em đó là bệnh lý có tính tái phát cao. Vì vậy, chữa dứt điểm là điều khá khó khăn, đòi hỏi cần có sự kiên trì và quyết tâm của các bậc phụ huynh.

Những nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày là bệnh phổ biến nhất là ở trẻ. Để phòng tránh trào ngược dạ dày cho trẻ em. Cách hiệu quả nhất là mọi người hãy loại bỏ ngay những nguyên nhân gây bệnh dưới đây:

Trẻ vừa ăn vừa vận động

Phụ huynh thường để trẻ vừa ăn vừa chơi, chạy nhảy hoặc đi lại, xem ti vi, đọc truyện… Nhiều người vẫn thường cho đó là điều vô hại. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều này hoàn toàn phản khoa học.

Khi trẻ vừa ăn vừa chơi sẽ rất dễ dẫn đến việc không khí sẽ bị giữ lại trong đường ruột của trẻ. Bên cạnh đó, nhiều khi trẻ mải mê với hoạt động khác mà quên đi cảm giác no bụng vì thế mà dung nạp lượng thức ăn quá nhiều.

Ăn đồ ăn nhanh, giàu chất béo

Đặc điểm của trẻ nhỏ là hệ tiêu hóa có đặc trưng chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt khá nhạy cảm. Trong khi đó, những món ăn nhanh mà trẻ vốn yêu thích như đồ ăn rán, chiên xào, thức ăn nhanh… lại giàu chất béo và chất xơ. Do vậy khi sử dụng nhóm thực phẩm này, chúng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh…làm kích thích niêm mạc dạ dày của trẻ.

Trẻ sử dụng các đồ uống có gas

Sử dụng những loại nước ngọt có gas cũng là một nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày ở trẻ em. Bởi những đồ uống này thường dễ gây ợ hơi. Đồng thời khiến niêm mạc dạ dày sản sinh lượng dịch axit dư thừa đẩy ngược lên ống thực quản và gây khó chịu cho trẻ. Do vậy các bạn không nên cho trẻ sử dụng thức uống này.

Trẻ gặp áp lực từ việc học tập

Áp lực từ việc học tập khiến trẻ trải qua trạng thái căng thẳng, lo lắng. Điều này không phổ biến nhưng cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày trẻ em.

Vì vậy, cha mẹ nên có sự chia sẻ, tìm hiểu để giúp trẻ vượt qua được những áp lực đó. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tổ chức cho trẻ tham gia những hoạt động vui chơi giải trí để trẻ luôn có một tinh thần thoải mái nhất.

Trên đây là tổng hợp những yếu tố có nguy cơ trào ngược dạ dày trẻ em mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ. Chỉ cần hạn chế được những yếu tố này là chắc chắn sẽ phòng tránh được căn bệnh dai dẳng này cho trẻ.

Cách điều trị trào ngược dạ dày trẻ em

Cách chữa trào ngược dạ dày ở trẻ em phải bắt nguồn từ chính sự thay đổi thói quen chưa tốt của bé và cách chăm sóc của các bậc phụ huynh.

  • Đối với trẻ bị trào ngược dạ dày còn bú sữa mẹ, nên cho con bú thành nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa các lần (từ 1 – 1,5 giờ). Đồng thời, nên cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm vú đúng để hạn chế nuốt nhiều hơi vào dạ dày.
  • Chia nhỏ lượng thức ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa hơn là bước đầu tiên để điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.
  •  Hạn chế thức ăn giàu chất béo như mỡ động vật, phủ tạng động vật, sô cô la, cà phê, đồ uống có ga… Việc giảm hoặc tránh dùng các loại thực phẩm đó có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày trẻ em.
  • Tránh cho trẻ ăn cam, quýt, bưởi hoặc nhiều dầu, tỏi, hành, thức ăn cay, nóng, sốt cà chua. Tránh thức ăn quá đặc làm tăng nguy cơ táo bón và giảm khả năng hấp thu canxi trong sữa.
Cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế nuốt nhiều hơi vào dạ dày.

Có thể chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nếu trẻ tiếp tục có các triệu chứng trào ngược dạ dày mặc dù cha mẹ đã thay đổi chế độ ăn uống. Thuốc được sử dụng để giảm axit dạ dày, nhưng những loại thuốc này chỉ nên được sử dụng ngắn hạn và phải có chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *