Progesteron thấp có nguy hiểm không?

Chỉ số progesterone ở nữ giới đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai và khi chỉ số này đạt mức cao tương đương với việc bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm mẹ.

Nồng độ progesterone thấp có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai, vì có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc thai chết lưu.

Những điều cần biết về Progesterone

Progesterone là một hormone được tiết ra chủ yếu ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, là một trong những loại hormone kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Progesterone được sản xuất từ buồng trứng, ngoài ra còn ở nhau thai (trong giai đoạn mang thai) và tuyến thương thận, giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và duy trì thai kỳ.

Progesterone được liệt kê vào nhóm các hormone steroid, gọi là progestogen. Đây cũng là một chất chuyển hoá trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.

Nồng độ của progesterone huyết thanh dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đạt đỉnh trước ngày hành kinh 7 ngày và cao hơn ở phụ nữ mang thai.

Trong giai đoạn nang noãn (trước khi rụng trứng), nồng độ progesterone duy trì ở mức thấp (0,2-1,5 ng/ml). Sau khi nồng độ hormone LH (hormone tạo hoàng thể) tăng cao, đạt đỉnh và dẫn đến hiện tượng rụng trứng, các tế bào hạt trong nang noãn sẽ bị vỡ, sản xuất ra progesterone dưới tác dụng của LH.

Trong giai đoạn hoàng thể (sau khi rụng trứng), nồng độ progesterone sẽ tăng nhanh đến mức tối đa đạt 10-20 ng/ml trong khoảng 5-7 ngày sau khi rụng trứng.

Nếu trứng không được thụ tinh, quá trình thụ thai không xảy ra, nồng độ progesterone sẽ giảm trong 4 ngày cuối của chu kỳ do quá trình thoái hoá của thể vàng.

Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng giữ nồng độ progesterone ở mức cao. Sau đó, nhau thai chính là nguồn tiết progesterone giúp nồng độ progesterone tăng từ 10-50 ng/ml (trong ba tháng đầu của thai kỳ) đến 50-280 ng/ml (trong ba tháng cuối thai kỳ).

Progesteron thấp có nguy hiểm không?

Progesteron rất quan trọng với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu lượng progesteron thấp, niêm mạc tử cung mỏng sẽ rất khó khăn cho quá trình thụ thai. Trường hợp xấu, quá trình làm tổ của trứng còn không thể xảy ra được, dẫn đến hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.

Nếu như mang thai được bình thường mà lượng progesteron thấp cũng gặp rắc rối trong quá trình thai nhi phát triển. Lúc này, lượng progesteron không đủ khiến niêm mạc tử cung không phát triển, không gian chứa em bé sẽ rất chật hẹp và gây ra một số tình trạng nguy hiểm như: chảy máu âm đạo, cơ thể bị tăng áp bất thường, hoặc sảy thai, lưu thai…

Đối với phụ nữ không mang thai mà nồng độ progesteron thấp có thể bị chảy máu tử cung, mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó thụ thai, hiếm muộn. Cùng với đó, nếu như nồng độ progesteron quá thấp sẽ dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố gây nên các triệu chứng như:

Nồng độ progesteron quá thấp sẽ dẫn ngực bị căng tức, xơ nang vú
  • Tăng cân nhẹ
  • Suy giảm chức năng ham muốn tình dục.
  • Tâm lý không ổn định, stress, trầm cảm.
  • Kinh nguyệt không đều, xuất hiện các dấu hiệu tiền mãn kinh.
  • Ngực bị căng tức, xơ nang vú.
  • Có nguy cơ ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, u xơ tử cung, mắc các bệnh về tuyến giáp.

Chị em nên làm gì khi nồng độ progesterone quá thấp?

Bạn có thể sẽ không trải qua triệu chứng nào khi nồng độ progesterone thấp, và bạn cũng không cần phải điều trị. Nhưng nếu bạn mong muốn có em bé, liệu pháp hóc môn có thể mang lại kết quả. Liệu pháp hóc môn làm gia tăng lượng progesterone và làm dày thêm niêm mạc tử cung. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện cơ hội có được một thai kỳ khỏe mạnh và giữ thai cho đến ngày sinh.

Chứng rối loạn kinh nguyệt và xuất huyết bất thường có thể được cải thiện bằng liệu pháp hóc môn. Đối với những triệu chứng nghiêm trọng của mãn kinh, liệu pháp hóc môn liên quan đến sự phối hợp của estrogen và progesterone. Những phụ nữ chỉ sử dụng estrogen và không dùng progesterone có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Những sự lựa chọn điều trị bổ sung progesterone bao gồm:

  • Kem và gel có thể được bôi tại chỗ hoặc bôi vào âm đạo.
  • Thuốc đặt, thường dùng để điều trị việc progesterone thấp gây ra các vấn đề về sinh sản.
  • Thuốc uống, chẳng hạn như Provera.

Liệu pháp hóc môn (dù chỉ dùng estrogen hay sự phối hợp của cả estrogen và progesterone) đều có thể làm nhẹ đi các triệu chứng như:

  • Những cơn nóng bừng.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Khô âm đạo.
  • Với một số phụ nữ, progesterone còn có thể giúp cải thiện tâm trạng. Progesterone dạng thuốc uống còn mang lại cảm giác xoa dịu và dễ đi vào giấc ngủ.
Liệu pháp hóc môn đều có thể làm nhẹ đi các triệu chứng như nóng bừng, đổ mồ hôi đêm và cải thiện tâm trạng giúp ngủ ngon.

Liệu pháp hóc môn có thể làm tăng nguy cơ:

  • Nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Xuất hiện các cục máu đông.
  • Các vấn đề về túi mật.
  • Một số loại ung thư vú.

Bác sĩ sẽ khuyên bạn không áp dụng liệu pháp hóc môn nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh như:

  • Ung thư vú.
  • Ung thư nội mạc tử cung.
  • Bệnh lý về gan.
  • Huyết khối.
  • Đột quỵ.

Các biện pháp tự nhiên nhằm tăng nồng độ progesterone 

  • Tăng cường vitamin B và C, những vitamin cần thiết trong việc duy trì nồng độ progesterone.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như động vật có vỏ (nghêu sò ốc hến…).
  • Kiểm soát mức độ căng thẳng, vì khi căng thẳng cơ thể bạn sẽ giải phóng cortisol thay vì progesterone.
  • Progesterone thường không được bổ sung ở những phụ nữ đang trải qua các triệu chứng của mãn kinh do sự mất cân bằng hóc môn. Điều này là vì hầu hết các triệu chứng mãn kinh đều bị gây ra bởi sự sụt giảm nồng độ estrogen.

Sử dụng liệu pháp hóc môn thay thế tồn tại một số rủi ro, vì thế cần thiết phải tư vấn ý kiến bác sĩ.

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *