Sa sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Sa sinh dục

Sa sinh dục là một rối loạn sàn chậu, có thể ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ. Trên thực tế, khoảng một phần ba phụ nữ bị ảnh hưởng bởi tình trạng sa tử cung hoặc các tình trạng tương tự trong suốt cuộc đời của họ.

Rối loạn sàn chậu là gì?

Vùng sàn chậu gồm tất cả các cấu trúc nằm bên trong khung xương chậu: từ khớp mu đến xương cụt, từ thành chậu bên này sang thành chậu bên kia và được hình thành từ nhiều khối cân, cơ đan xen nhau. Sàn chậu chứa 3 cơ quan: hệ thống tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Nhiệm vụ của sàn chậu:

  • Giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy.
  • Đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đại tiện và tiểu tiện theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn.

Ba hệ thống này hoạt động hài hòa nhịp nhàng với nhau, hệ thống này nhường nhịn hệ thống kia theo sự điều khiển chủ động của con người.

Đôi khi, các cơ và mô xuất hiện vấn đề, một số phụ nữ bị rối loạn sàn chậu sau khi sinh con. Và khi phụ nữ có tuổi, tình trạng vỡ cơ quan vùng chậu và các rối loạn sàn chậu khác trở nên phổ biến hơn. Khi rối loạn sàn chậu phát triển, một hoặc nhiều cơ quan vùng chậu có thể ngừng không hoạt động như bình thường. Các điều kiện liên quan đến rối loạn sàn chậu bao gồm:

  • Rối loạn cơ quan vùng chậu.
  • Tiểu tiện không tự chủ.
  • Đại tiện không tự chủ.

Vậy sa sinh dục là gì?

Sa sinh dục (Prolapse) là từ dùng để chỉ các cơ quan rớt xuống hoặc sa xuống. Rối loạn cơ quan vùng chậu liên quan đến sự sa xuống của bất kỳ cơ quan sàn chậu nào, bao gồm:

  • Bàng quang.
  • Tử cung.
  • Âm đạo.
  • Ruột non.
  • Trực tràng.

Các cơ quan này được cho là sa xuống nếu chúng đi xuống hoặc ra ngoài ống âm đạo hoặc hậu môn và chúng được đề cập với những tên bệnh như sau:

  • Sa thành trước âm đạo (Cystocele): Sa bàng quang vào âm đạo, tình trạng phổ biến nhất.
  • Sa niệu đạo (ống dẫn nước tiểu).
  • Sa tử cung.
  • Sa âm đạo.
  • Thoát vị âm đạo.
  • Sa trực tràng kiểu túi (Rectocele).

Nguyên nhân bệnh Sa sinh dục

Bất cứ nguyên nhân nào gây áp lực tăng lên trong bụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ quan vùng chậu. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Mang thai, chuyển dạ và sinh con (những nguyên nhân phổ biến nhất).
  • Béo phì.
  • Các vấn đề về bệnh hô hấp ho mãn tính.
  • Táo bón.
  • Ung thư cơ quan vùng chậu.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
  • Di truyền cũng có thể đóng một vai trò trong sa cơ quan vùng chậu. Các mô liên kết có thể yếu hơn ở một số phụ nữ, khiến họ gặp nhiều rủi ro hơn.

Triệu chứng bệnh Sa sinh dục

Một số phụ nữ không nhận thấy bản thân mắc sa sinh dục, nhưng những người khác báo cáo có dấu hiệu sa sinh dục như sau:

  • Cảm giác nặng ở vùng xương chậu.
  • Đau vùng thắt lưng chậu, đau vùng bụng dưới, vùng âm hộ.
  • Đau khi giao hợp.
  • Cảm giác rằng một cái gì đó rơi ra khỏi âm đạo.
  • Các vấn đề về tiết niệu như rò rỉ nước tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần.
  • Táo bón.
  • Có vết đốm hoặc chảy máu từ âm đạo.

Các triệu chứng phụ thuộc phần nào vào cơ quan nào bị sa xuống. Nếu sa bàng quang thì rò rỉ nước tiểu có thể xảy ra. Nếu đó là trực tràng, táo bón và giao hợp không thoải mái thường xảy ra. Đau lưng cũng như giao hợp không thoải mái thường đi kèm với tình trạng sa ruột non. Sa tử cung cũng đi kèm với đau lưng và giao hợp không thoải mái.

Sa sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đường lây truyền bệnh Sa sinh dục

Bệnh sa sinh dục không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Đối tượng nguy cơ bệnh Sa sinh dục

  • Mang thai.
  • Sinh con có sử dụng kẹp Forceps.
  • Bà mẹ trẻ sinh lần đầu tiên.
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài.
  • Cân nặng khi sinh của trẻ > 4,500 g.
  • Có vấn đề về hình dáng khung xương chậu.
  • Tiền sử gia đình bị sa cơ quan vùng chậu.
  • Nghề nghiệp đòi hỏi phải nâng vật nặng.
  • Táo bón.
  • Rối loạn mô liên kết.
  • Cắt tử cung.
  • Điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (selective estrogen receptor modulators).

Phòng ngừa bệnh Sa sinh dục

Nhiều yếu tố nguy cơ cho sự phát triển cơ quan vùng chậu mà không thể thay đổi như:

  • Tiền sử gia đình.
  • Tăng tuổi.
  • Khó khăn khi sinh thường.
  • Cắt tử cung.

Nhưng người khỏe mạnh có thể giảm khả năng mắc bệnh bằng cách sau:

  • Tập Kegel hàng ngày để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở vùng xương chậu.
  • Duy trì cân nặng.
  • Tránh táo bón.
  • Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể ảnh hưởng đến các mô và ho mãn tính thường thấy ở những người hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc sa sinh dục.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sa sinh dục

Bác sĩ có thể phát hiện ra tình trạng sa cơ quan vùng chậu trong khi khám vùng chậu thông thường, chẳng hạn như trong khi khám để đi xét nghiệm Pap smear. Bác sĩ có thể yêu cầu các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như:

  • Chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (IVU) còn được gọi là chụp X-quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (IVP) là kỹ thuật sử dụng X-quang (tia X) và thuốc cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
  • Chụp CT scan xương chậu.
  • Siêu âm khung chậu ổ bụng.
  • Chụp MRI khung chậu.

Các biện pháp điều trị bệnh Sa sinh dục

Điều trị sa cơ quan vùng chậu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm nhiều phương pháp trị liệu như:

Sa sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Hành vi trị liệu, chẳng hạn như thực hiện các bài tập Kegel được thiết kế để tăng cường cơ sàn chậu.
  • Các phương pháp điều trị cơ học, chẳng hạn như đưa một thiết bị nhựa nhỏ gọi là pessary vào âm đạo để hỗ trợ cho các cơ quan bị sa xuống.
  • Điều trị bằng phẫu thuật sa sinh dục, để sửa chữa các mô hoặc cơ quan bị ảnh hưởng hoặc để loại bỏ nội tạng (chẳng hạn như loại bỏ tử cung bằng cách cắt bỏ tử cung).

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *