Sốt viêm não nhật bản – dấu hiệu nhận biết sớm

Sốt viêm não Nhật Bản là biểu hiện dễ nhận biết nhất nhưng nhiều người thường nhầm lẫn với các loại bệnh lý khác nên khi phát hiện ra bệnh đã ở trong tình trạng nguy hiểm.

1. Sốt viêm não nhật bản – dấu hiệu nhận biết sớm

Sốt viêm não Nhật Bản thường có các biểu hiện như sốt cao đột ngột có thể lên tới 39-40 độ, sau khoảng 8 đến 10 tiếng người bệnh thường xuất hiện thêm biểu hiện đau đầu, nôn, buồn nôn.

Ở trẻ lớn và người lớn sốt viêm não Nhật Bản thường đi kèm với những triệu chứng:

– Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như bé bị sốt cao 39-40 độ C, kèm đau đầu, buồn nôn, nôn. Nặng hơn có thể dẫn đến co giật, cứng cơ và lú lẫn.

– Trong giai đoạn toàn phát nổi bật nhất là dấu hiệu ở não, màng não và rối loạn thần kinh thực vật. Ở màng não dấu hiệu rõ rệt nhất là “cứng gáy” và dấu hiệu Kernig. Đây là rối loạn vận động thể hiện nhiều trên  khuôn mặt như co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.

– Các triệu chứng thần kinh thực vật là biểu hiện ở những bệnh nhân bị viêm não Nhật Bản nặng. Triệu chứng này rất đa dạng và nặng nề như nhiệt độ cơ thể dao động, rối loạn hô hấp, mặt xanh tái, nhịp tim nhanh, tăng tiết đờm dãi, nôn, chướng bụng, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.

Sốt viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ thường kèm theo các triệu chứng như:

Ở trẻ nhỏ thường có một số triệu chứng quan trọng là nôn ói nhiều, khóc không thể dỗ nín

Ở trẻ nhỏ, sốt viêm não Nhật bản cùng các dấu hiệu không điển hình mà khó phát hiện hơn, thường có một số triệu chứng quan trọng là nôn ói nhiều, khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bế hay làm thay đổi tư thế, thóp phồng, gồng cứng người.

Bệnh viêm não do virus chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu mà chỉ dùng thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải tất cả. Do đó việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng ở người bệnh, phối hợp hỗ trợ và nâng đỡ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe.

2. Các cách phòng tránh viêm não Nhật Bản

  • Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não Nhật Bản là tiêm vắc xin chống lại dịch bệnh trước khi đi đến những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Cơ hội mắc bệnh cao hơn nếu bạn đang lên kế hoạch thăm vùng nông thôn, đi bộ leo núi hoặc đi cắm trại.
  • Vắc xin, chỉ được dùng riêng cho mỗi người, đã bảo vệ thành công 9 trong 10 người khỏi viêm não Nhật Bản. Nhưng dù đã tiêm ngừa, bạn cũng nên có những cách phòng bệnh để giảm nguy cơ bị muỗi mang mầm bệnh chích như:
  • Ngủ trong phòng với cửa sổ và cửa ra vào dán kín – nếu bạn ngủ ở ngoài trời thì nên sử dụng màn chống muỗi.
  • Mặc áo dài tay, quần dài và mang vớ.
  • Thoa thuốc chống muỗi chất lượng tốt lên vùng da không có quần áo che chắn.
Tránh bị muỗi đốt cũng là biện pháp ngừa viêm não Nhật Bản hiệu quả

Trẻ nhỏ cần được điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa có đủ phương tiện theo dõi và can thiệp kịp thời những biến chứng nguy hiểm, giúp khỏi nguy kịch và giảm đến mức thấp nhất di chứng nặng nề có thể xảy ra sau khi khỏi bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *