Tại sao trào ngược dạ dày gây đắng miệng và cách điều trị

​​​​​​​Bệnh trào ngược dạ dày không chỉ có những triệu chứng như tức ngực, đau vùng thượng vị hay ợ chua mà còn có thể gây đắng miệng, hôi miệng. Vậy tại sao trào ngược dạ dày gây đắng miệng và làm cách nào để chữa bệnh?

Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là khi dịch dạ dày chứa axit, pepsin, dịch mật, HCI… trào ngược lên lại thực quản do cơ thắt dưới thực quản hoạt động không đúng cách. Thông thường, cơ thắt sẽ mở ra khi nuốt thức ăn và đóng lại khi dạ dày co bóp. Tuy nhiên, cũng có những lúc trương lực cơ giảm khiến cho dịch dạ dày bị trào ngược.

Khi dịch vị trào ngược lên thực quản thì pepsin, axit và HCI sẽ kích thích lên niêm mạc thực quản gây ra những triệu chứng và biến chứng bệnh trào ngược dạ dày. Triệu chứng dễ nhận thấy là vị chua của axit ở vùng phía sau miệng, đau ngực, ợ chua, khó thở, nôn mửa, vàng răng và đắng miệng.

Tại sao trào ngược dạ dày gây đắng miệng

Tại sao trào ngược dạ dày gây đắng miệng?

Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản có thể chứa dịch mật. Những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa hay van môn vị mở quá mức khiến cho dịch mật trào ngược từ tá tràng lên thực quản. Dịch mật trong dịch dạ dày chính là nguyên nhân bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị đắng miệng.

Cách điều trị đắng miệng do trào ngược dạ dày là gì?

Khi bị đắng miệng, bạn cần phải khắc phục triệu chứng bằng những biện pháp như:

  • Vệ sinh miệng sạch sẽ: chải răng lợi đúng cách, vệ sinh lưỡi, dùng chỉ nha khoa 3 – 4 lần/tuần để loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng ngăn vi khuẩn phát triển.
  • Uống đủ nước: Bổ sung nước cho cơ thể nhưng hạn chế những thức uống như cà phê, trà và nước có ga vì chúng lợi tiểu gây mất nước và làm rối loạn hoạt động dạ dày.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chặn canxi, thuốc giảm trầm cảm và thuốc ngủ.
  • Giảm hút thuốc.

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà miệng vẫn còn bị đắng thì bạn nên nghi ngờ rằng mình đã bị trào ngược dạ dày gây đắng miệng. Bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra tình trạng dạ dày để phát hiện và điều trị sớm bệnh trào ngược dạ dày.

Ngoài sử dụng thuốc, bạn cũng cần điều chỉnh lối sống để điều trị trào ngược dạ dày. Bạn nên tránh hút thuốc, uống rượu, cà phê hay nằm ngay sau khi ăn. Bạn cũng cần hạn chế ăn những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và những thức ăn quá cay hoặc quá chua.

Cách điều trị trào ngược dạ dày gây đắng miệng là gì?

Để tránh tình trạng trào ngược gây đắng miệng, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ vì những bữa ăn no sẽ làm dạ dày bị căng đầy dễ gây trào ngược hơn. Khi nằm, ban cũng có thể năng cao đầu giường lên 15 – 20cm (nghiêng khoảng 10 – 17 độ) bằng gối để nâng thực quản lên cao hơn so với dạ dày để tránh tình trạng trào ngược dạ dày gây đắng miệng.

Tóm lại, đắng miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Để có thể điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày gây đắng miệng, ngoài việc sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định thì bạn còn cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *