Thời gian uốn ván phát bệnh khi nào?

Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Thời gian uốn ván phát bệnh khi nào?

Triệu chứng điển hình của uốn ván được biểu hiện dưới những cơn co cứng cơ kèm theo đau, đầu tiên là các cơ hàm, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là lan sang cơ toàn thân.

Tác nhân gây bệnh

Là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào trực khuẩn có hình dùi trống. Vi khuẩn uốn ván chết ở 56°C, nhưng nha bào uốn ván rất bền vững. Sau 5 năm tồn tại trong đất, nha bào uốn ván vẫn có thể gây bệnh được cho người. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8-10 tiếng. Nha bào chết sau khi đun sôi 30 phút.

Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện rải rác ở khắp các tỉnh trong cả nước, trong đó nhiều nhất là uốn ván sơ sinh (UVSS). Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ UVSS theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc UVSS dưới 1/1000 trẻ đẻ sống nhờ chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992.

Nguồn truyền nhiễm

Ổ chứa:

Trực khuẩn uốn ván tồn tại trong ruột của súc vật, nhất là trong ruột các đại gia súc ăn cỏ như ngựa, trâu, bò… kể cả người, tại đây vi khuẩn cư trú một cách bình thường, không gây bệnh.

Nha bào uốn ván có thể tìm thấy trong đất và các đồ vật bị nhiễm phân súc vật hoặc phân người. Nha bào uốn ván có mặt ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên và có thể gây nhiễm cho tất cả các loại vết thương.

Uốn ván phát bệnh khi nào?

Bệnh uốn ván ủ bệnh từ 7 – 14 ngày (có thể lâu hơn khoảng 3 tuần).Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh ngắn nhất khoảng 48 – 72 giờ. Thời gian uốn ván phát bệnh khi nào, khi thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2 – 5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh lại càng nặng.

Biểu hiện của uốn ván

Bệnh uốn ván khi phát triển ra toàn thân có triệu chứng đầu tiên là co cứng các cơ

Uốn ván phát bệnh khi nào? Bệnh uốn ván khi phát triển ra toàn thân có triệu chứng đầu tiên là co cứng các cơ. Cơ bị co cứng bắt đầu lan dần ra theo một trình tự nhất định. Đầu tiên là từ cơ nhai sau đó lan sang các cơ mặt, cơ gáy, lưng, cơ bụng, chi dưới, chi trên. Song hiếm khi co cứng cơ liên sườn.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4–21 ngày. Trong điều kiện yếm khí trực khuẩn này phát triển tại vết thương rồi giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh. Đó là lý do vì sao biểu hiện đầu tiên ở bệnh nhân uốn ván thường bị co cứng cơ và dần dần xuất hiện các cơn co giật. Do đó, nhiều bệnh nhân ở giai đoạn này thường bị chẩn đoán là mắc bệnh về cơ, xương khớp,…

Uốn ván phát bệnh khi nào? 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất.

Ca bệnh điển hình: Nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng. Bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có hoặc không xuất một vài cơn co cứng nào nếu ở mức độ nhẹ.

Nhưng tình trạng uốn ván biểu hiện nặng ở một số bệnh nhân là xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, xảy ra với cường độ mạnh kèm theo những cơn đau làm cho bệnh nhân mặt mày xanh tím và có thể ngừng thở.

Thể vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng.

Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

Uốn ván rốn: Uốn ván ở trẻ sơ sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng.

Uốn ván phát bệnh khi nào? Các biện pháp dự phòng

Tiêm vắc xin phòng uốn ván để chủ động phòng uốn ván cho mẹ và UVSS cho con vì miễn dịch của người mẹ do vắc xin có giá trị phòng được UVSS cho con, tiêm sớm để tránh trường hợp tiêm uốn ván muộn, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tiêm vắc xin phòng uốn ván để chủ động phòng uốn ván hiệu quả

Gây miễn dịch rộng rãi cho mọi người bằng vắc xin uốn ván, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc cao, kể cả những người khi khỏi bệnh uốn ván. Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib.

Phụ nữ có thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trước khi sinh 1 tháng.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được tiêm 3 liều uốn ván, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng, liều 3 cách liều 2 tối thiểu 6 tháng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *