Ung thư cổ tử cung có chết không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị?

Ung thư cổ tử cung – một căn bệnh ám ảnh của phụ nữ. Vậy ung thư cổ tử cung có chết không? Theo thống kê, cứ 1 phút thì có 2 người chết vì ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối trên thế giới.

Nhiều người lo sợ rằng: ung thư cổ tử cung có chết không, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?

1. Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa hay gặp ở nữ giới do những tế bào ở phần dưới cổ tử cung bắt đầu phát triển nhanh vượt quá sự kiểm soát của cơ thể tạo ra các khối u trong cổ tử cung và di căn sang những bộ phận khác của cơ thể. Ung thư cổ tử cung hiện có hai loại chính đó là ung thư tế bào vảy (đây là loại ung thư phổ biến nhất) và ung thư tuyến.

Ngoài ra cũng có rất nhiều thắc mắc của chị em: Ung thư cổ tử cung có chết không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư này hầu hết đều là do virus HPV. Theo thống kê, có tới 99,7 % các ca mắc ung thư cổ tử cung đều có mặt virus HPV. Đây là tác nhân gây ra bệnh lây truyền qua con đường tình dục bao gồm cả âm đạo, qua hậu môn hoặc quan hệ bằng miệng.

HPV là một nhóm có hơn 200 loại virus liên quan, một phần trong số các virus này lây lan qua con đường quan hệ tình dục. HPV được chia theo 2 loại là HPV nguy cơ thấp và loại HPV nguy cơ cao. Theo các nghiên cứu, có khoảng 14 typ HPV nguy cơ cao. Trong số này thì HPV 16 và HPV 18 chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

  • Thông thường vào giữa các chu kì hoặc là sau khi mãn kinh, sau khi quan hệ tình dục chị em phụ nữ sẽ có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường.
  • Âm đạo sẽ xuất hiện nhiều dịch tiết bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu gây khó khăn đối với cuộc sống chị em phụ nữ.
  • Khi đi tiểu sẽ gặp các điều bất thường như: nước tiểu bị rò rỉ khi hoạt động mạnh, khi hắt hơi, trong nước tiểu có lẫn máu…
  • Kinh nguyệt không đều: Trạng thái và màu sắc kinh nguyệt thay đổi, máu kinh có màu đen sẫm, đóng thành cục…
  • Số lượng hồng cầu trong máu người bệnh bị giảm.

2. Mắc ung thư cổ tử cung có chết không?

Ung thư cổ tử cung một khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phụ nữ, đặc biệt là chức năng sinh sản. Đã có khoảng 95% số phụ nữ có nguy cơ vô sinh hiếm muộn do ung thư cổ tử cung gây nên. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp phát hiện bệnh sớm kịp thời điều trị, có thể còn khả năng làm mẹ.

Theo thống kê ở nước ta, có tới 7 người phụ nữ chết vì mắc ung thư cổ tử cung trong một ngày, cho nên ung thư cổ tử cung có thể cướp đi mạng sống của chị em phụ nữ bất kì lúc nào.

Ung thư cổ tử cung có chết không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh

Ung thư cổ tử cung nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung đều có diễn biến một cách âm thầm, khó phán đoán được. Giống như các bệnh khác đều có các giai đoạn và hậu quả của nó, nhưng ung thư cổ tử cung có chết không phụ thuộc vào dấu hiệu và giai đoạn bệnh.

Giai đoạn tại chỗ

Giai đoạn tại chỗ hay còn gọi là giai đoạn 0. Đây chính là giai đoạn mà những tế bào ung thư vẫn đang ở lớp bề mặt và chưa có sự phát triển thâm nhập sâu vào trong mô.

Hình ảnh cổ tử cung thời điểm này vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng. Liệu, ung thư cổ tử cung có chết không thì không phải lo nhé chị em. Giai đoạn này nếu phát hiện thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 là giai đoạn dần hình thành của bệnh. Bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và được các chuyên gia hàng đầu về phụ khoa và ung bướu điều trị tích cực. Ung thư cổ tử cung có chết không ở giai đoạn này, thì các chuyên gia trả lời rằng lúc này cơ hội sống trên 5 năm là 96% đấy.

Giai đoạn 2

Trong giai đoạn 2 những tế bào ung thư đã phát triển lan ra khỏi vùng cổ tử cung nhưng chúng vẫn bị giới hạn ở vùng chậu

Trong giai đoạn này những tế bào ung thư đã phát triển lan ra khỏi vùng cổ tử cung nhưng chúng vẫn bị giới hạn ở vùng chậu. Giai đoạn này ung thư cổ tử cung có chết không? Chị em có thể vẫn được chữa khỏi ở giai đoạn này và khả năng sống sót trên 5 năm còn 50-60%.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn phát triển này, những tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra khỏi vùng chậu hoặc chúng lan tới 1/3 vùng dưới của âm đạo. Các tế bào này gây ảnh hưởng đến toàn bộ các khu vực phía dưới của âm đạo.

Ung thư cổ tử cung có chết không ở giai đoạn 3? Các bác sĩ khuyến cáo rằng, lúc này nếu không điều trị kịp thời thì cơ hội sống chỉ còn 25-35% là sống trên 5 năm.

Giai đoạn 4 và di căn

Ung thư cổ tử cung có chết không ở giai đoạn này? Đây là giai đoạn cuối của bệnh, các khối u kích thước lớn di căn sang các cơ quan lân cận như ung thư cổ tử cung di căn bàng quang, trực tràng và lan rộng không còn bị giới hạn ở vùng chậu. Con số sống trên 5 năm lúc này chỉ còn dưới 15%.

3.Cách điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, những căn bệnh ung thư nói chung cũng như ung thư cổ tử cung nói riêng đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tất cả các bệnh thuộc nhóm ung bướu này có chung một đặc điểm, đó là càng để lâu thì khả năng chữa khỏi càng ít.

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với các khối u nhỏ chỉ tìm thấy trong cổ tử cung. Phạm vi của bệnh ung thư trong cổ tử cung sẽ quyết định loại phẫu thuật cần tiến hành. Có thể là phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung để duy trì khả năng sinh con, sinh thiết chóp, hoặc phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Phương pháp điều trị có thể bao gồm trị liệu bằng bức xạ (bên ngoài hoặc bên trong); hóa học trị liệu; kết hợp hóa trị với bức xạ.

Với những người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, điều trị giảm nhẹ sẽ giúp tăng chất lượng cuộc sống bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh ung thư. Phương pháp điều trị có thể bao gồm giảm đau và kiểm soát các vấn đề cơ thể hoặc cảm xúc.

Phẩu thuật là phương pháp phổ biến đối với các khối u nhỏ tìm thấy trong tử cung

Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm. Nếu như sự tiến triển này được phát hiện kịp thời thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, ngăn ngừa ung thư phát triển và di căn đến các bộ phận khác. Vì vậy, ung thư cổ tử cung có chết không là tùy vào giai đoạn phát hiện bệnh và cách điều trị.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *