Ung thư cổ tử cung có lây không, lây qua đường nào?

Ung thư cổ tử cung đang là mối đe dọa lớn đối với chị em phụ nữ. Vậy nhiều người thắc mắc ung thư cổ tử cung có lây không?

Ung thư cổ tử cung thường không di truyền. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do HPV – loại papillomavirus ở người gây ra. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng có mẹ mắc ung thư cổ tử cung thì con có khả năng mắc bệnh này cao hơn bình thường.

Ung thư cổ tử cung có lây không và có di truyền không?

Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy phụ nữ bị ung thư cổ tử cung không cần phải lo lắng về việc lây lan bệnh. Tuy nhiên, HPV – loại virus có liên quan đến khoảng 99% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung – là virus truyền nhiễm. Do đó ung thư cổ tử cung không lây truyền khi đã mắc bệnh, nhưng nếu đang là virus HPV thì có thể lây.

Thông thường với những bệnh ung thư khác thì sẽ không bị lây nhiễm, tuy nhiên đặc biệt với ung thư cổ tử cung có thể lây lan qua đường tình dục do vậy thắc mắc ung thư cổ tử cung có lây không là điều hoàn toàn hợp lý. Virus HPV có thể lây lan cả sang nam và nữ nếu thực hiện hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Tuy vậy virus này chỉ gây ung thư cổ tử cung cho nữ. Như vậy thông qua những thông tin trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi bệnh ung thư cổ tử cung có lây không rồi.

Virus HPV có thể lây qua bất kỳ loại quan hệ tình dục nào ở cả nam lẫn nữ, nhưng ở nữ, virus gây nên nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn hơn. Về con đường lây nhiễm, HPV có thể lây qua các con đường như: quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con, sử dụng chung đồ lót, hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da,.. Các chuyên gia cho hay: quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh sau quan hệ kém, sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hút thuốc lá, dùng thuốc tránh thai nhiều, stress… sẽ làm gia tăng khả năng nhiễm HPV.

Ung thư cổ tử cung có lây không? Lây qua đường nào?

Quan hệ tình dục không an toàn

Ung thư cổ tử cung có lây không? Có bị nhiễm virus HPV không? Thật ra, tình dục không an toàn là con đường chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung. Căn bệnh này có thể lây lan qua đường quan hệ bằng miệng và cả tiếp xúc da với da ở cả bộ phận sinh dục. Các loại virus HPV này thường ở khu vực lớp biểu mô dưới da cũng như tế bào niêm mạc dịch nhầy ẩm ướt. Thông thường tỷ lệ lây nhiễm virus HPV thông qua đường tình dục không an toàn chiếm khoảng 40%.

Tình dục không an toàn là con đường chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung

Từ mẹ sang con

Giống như các loại virus khác thì HPV cũng có thể lây từ mẹ sang con. Trong quá trình chuyển dạ và sanh con tự nhiên khi đứa trẻ đi qua bộ phận sinh dục của người phụ nữ để chào đời thì vô tình tiếp xúc với các tế bào nhiễm virus HPV từ đó đứa bé cũng sẽ bị nhiễm virus này. Bên cạnh đó trong quá trình thai nhi bám và hình thành trên thành tử cung của mẹ thì các tế bào virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể của em bé.

Dùng chung kềm bấm, đồ lót của người bệnh

Nếu bạn dùng chung kềm bấm móng tay hay móng chân với người bệnh thì cũng có nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Bên cạnh đó việc dùng chung đồ lót với phụ nữ đang mắc ung thư cổ tử cung thì khả năng ung thư cổ tử cung có lây không khá cao do lây nhiễm virus HPV.

Lây qua vết cắt, vết xước ngoài da

Thông thường các loại virus HPV thường trú ẩn dưới mô tế bào da nên việc HPV có thể lây qua vết cắt của vết xước ngoài da cũng là một trong những con đường lây nhiễm căn bệnh này mà bạn nên lưu ý

Đồ dùng có dịch người bệnh

Virus HPV còn tồn tại rất nhiều ở dịch nhầy trong các tế bào và cơ quan sinh dục của người bệnh. Vì thế nếu bạn sử dụng đồ dùng có dịch của người bệnh thì cũng có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này khá cao.

Qua tiếp xúc ngoài da

Như đã nhắc đến ở phía trên thì các loại virus HPV thường trú ẩn dưới lớp biểu bì của mô da. Nên việc tiếp xúc ngoài da với người bệnh cũng là một con đường lây nhiễm HPV nguy hiểm.

Một số yếu tố tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung

Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, cũng như các loại khác

Ung thư cổ tử cung có lây không? Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Có nhiều bạn tình hoặc hoạt động tình dục sớm.
  • Hút thuốc: Điều này làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, cũng như các loại khác.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: những người nhiễm HIV hoặc AIDS và những người đã trải qua cấy ghép, dẫn đến việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STD): Chlamydia, lậu và giang mai làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
  • Tình trạng kinh tế xã hội: Tỷ lệ dường như cao hơn ở những khu vực có thu nhập thấp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *