Vì sao viêm mũi dị ứng xảy ra lúc chuyển mùa?

Khi chuyển mùa, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thay đổi, các yếu tố dị nguyên cũng có sự thay đổi ít nhiều. Lúc này, niêm mạc mũi nhạy cảm rất dễ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài, gây nên viêm mũi dị ứng thời tiết.

Vậy những nguyên nhân nào khiến viêm mũi dị ứng xảy ra lúc chuyển mùa?

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là biểu hiện sự viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với chất/vật gây dị ứng cho đường hô hấp. Đây là bệnh lành tính, nhưng lại gây nhiều bất tiện cho người bệnh, thậm chí ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống.

Viêm mũi dị ứng có 2 loại:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: bệnh xuất hiện vào thời tiết từng mùa chuyển giao các loại tạp chất trong gió như phấn hoa, nấm mốc.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Mùa nào bạn cũng có thể bị viêm mũi dị ứng, nguyên nhân bởi các tác nhân như côn trùng (bọ chét, ve…), bụi, lông súc vật nuôi trong nhà như lông của mèo, chó.

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng gây nhiều bất tiện và phiền toái cho người bệnh, nên cũng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị đúng khoa học thì sẽ dễ dẫn đến các bệnh mãn tính như viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang.

Vì sao viêm mũi dị ứng xảy ra lúc chuyển mùa?

Khi chuyển giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm, cũng thời tiết thay đổi, sự phát triển của các dị nguyên gây dị ứng, nấm mốc, nồng độ phấn hoa trong không khí,… cũng có sự chuyển biến đổi nhiều. Người bị viêm mũi dị ứng rất nhạy cảm với thời tiết. Lúc này, niêm mạc mũi rất dễ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài, gây ra các phản ứng dị ứng.

Phản ứng dị ứng của cơ thể là sản sinh ra hàng loạt các kháng thể cùng chất hóa học để chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài tới cơ thể. Cơ chế sản sinh histamin cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng.

Khi viêm mũi dị ứng thời tiết thuộc nhóm viêm mũi dị ứng có chu kỳ. Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.

Sau đó, người dị ứng mũi sẽ chảy nhiều nước mũi trong như nước bình thường. Có cảm giác khá rát bỏng ở vùng hầu họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn dị ứng, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.

Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ cũng có triệu chứng như trên, chỉ khác là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa hai cơn.

Niêm mạc mũi rất dễ phản ứng lại với kích thích từ chuyển giao mùa gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có lây không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý theo cơ chế dị ứng, phản ứng lại dị nguyên chứ không phải bệnh truyền nhiễm. Tức là là viêm mũi dị ứng không lây nhiễm từ người sang người.

Biểu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng

Người viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng rõ rệt như ngứa mũi, chảy nước mũi, đặc biệt là biểu hiện hắt hơi liên tục, lên tới hơn chục chiếc.

Bệnh khi chuyển sang mạn tính có triệu chứng, viêm mũi dị ứng dễ nhầm lẫn với viêm xoang như gây nghẹt mũi thường xuyên, ù tai hay nhức đầu. Một số trường hợp còn gây ra tình trạng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do mũi nghẹt.

Phòng bệnh viêm mũi dị ứng

Hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng gần như chưa điều trị dứt hẳn được. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, giúp giảm hoặc hết triệu chứng trong một thời gian, có thể bị lại khi không còn dùng thuốc.

Do đó, điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi các yếu tố dị nguyên bằng cách:

Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên

Bụi nhà, bụi đường, tránh chơi với mèo hay chó, khói thuốc lá… Nếu buộc phải tiếp xúc thì nên dùng khẩu trang tốt, che chắn đường hô hấp và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.

Đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với dị nguyên gây viêm mũi dị ứng là cách tốt nhất

Vệ sinh nơi ở

Vệ sinh định kỳ đồ dùng (chăn, ga, gối, đệm, vải bọc,…) để hạn chế mạt bụi nhà phát triển, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc. Không nên nuôi vật nuôi trong nhà (chó, mèo…), hạn chế tối đa tiếp xúc với vật nuôi.

Bảo vệ khi thời tiết thay đổi

Trong những ngày lạnh, cần phải giữ ấm vùng mũi, họng, đầu và cổ. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, cần tránh để cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp bị ảnh hưởng do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,…

Ăn đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tránh ăn uống đồ lạnh, tránh khói thuốc lá.

Không lạm dụng thuốc

Dù là dùng nhiều thuốc dạng uống hay dạng xịt thì cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Do đó, việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như tránh tác dụng phụ hoặc lạm dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *