Bà bầu tiêm uốn ván khi nào bạn có biết?

Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh với nguy cơ tử vong cao. Chính vì thế việc hiểu rõ bà bầu tiêm uốn ván khi nào là một trong những điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Bà bầu tiêm uốn ván khi nào?

Trong thời kỳ mang thai bà bầu cần tiêm vắc xin uốn ván để phòng bệnh cho cả mẹ và phòng uốn ván sơ sinh cho con. Nhưng bà bầu tiêm uốn ván khi nào, cần tiêm bao nhiêu mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau bao lâu thì không phải ai cũng biết.

Vậy, bà bầu tiêm uốn ván khi nào? Theo các quy định về tiêm phòng và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, nếu bà bầu hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày.

Với bà bầu mang thai lần đầu: Mũi 1 tiêm lúc thai đủ 24 tuần. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng cách 1 tháng.

Với bà bầu mang thai lần 2: Trường hợp khoảng cách thai giữa 2 lần mang thai là dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì chỉ cần tiêm 1 liều uốn ván trong lần thứ 2 mang thai. Thời gian tiêm ngừa tham khảo là khi thai nhi được 24 tuần.

Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì nên tiêm 2 liều như người mang thai lần đầu. Vậy bà bầu tiêm uốn ván khi nào các bạn đã biết rồi phải không?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu tốt nhất bạn có biết?

Ngoài việc biết được chính xác bà bầu tiêm uốn ván khi nào, các mẹ cũng nên tìm hiểu các địa điểm tiêm phòng uy tín. Theo đó, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể thực hiện ở các địa điểm như: Trung tâm Y tế dự phòng, các trạm Y tế (xã, phường, quận, huyện), các bệnh viện đa khoa, bệnh viện sản, các Trung tâm tiêm chủng,… Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên lựa chọn các cơ sở uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng khi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván.

Các mẹ nên tìm hiểu các địa điểm tiêm phòng uy tín.

Hiện nay có khá nhiều loại vắc xin phòng ngừa uốn ván, bao gồm vắc xin chỉ phòng 1 bệnh duy nhất và các vắc xin kết hợp phòng nhiều bệnh, trong đó có chứa thành phần uốn ván. Với phụ nữ đang mang thai, vắc xin được sử dụng thường là vắc xin đơn giá. Chính vì vậy, giá tiêm phòng cũng sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào loại vắc xin. Vắc xin phòng uốn ván có giá giao động từ 35.000đ – 100.000đ tùy loại vắc xin của Việt Nam hay của Pháp.

Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế Nha Trang (IVAC) đã sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh uốn ván (vắc xin VAT) theo tiêu chuẩn của WHO, có tác dụng phòng bệnh hiệu quả và giá thành cũng rẻ hơn các loại vắc xin khác.

Việc tiêm chủng vắc xin uốn ván có thể có một số tác dụng phụ như: gây sưng đau tại chỗ tiêm, có thể gây dị ứng tại chỗ,… Tuy nhiên, các mẹ không nên lo lắng bởi dị ứng nghiêm trọng sau tiêm gần như không có. Đa phần mẹ bầu chỉ cảm thấy đau ở phần bắp tay bị tiêm. Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin và thường gặp ở liều tiêm thứ 2. Để xử lý những triệu chứng sưng, dị ứng thông thường sau tiêm, mẹ bầu có thể chườm mát vào cánh tay – nơi vị trí tiêm để giảm sưng đau hiệu quả.

Những lưu ý quan trọng khi tiêm khi phòng uốn ván cho bà bầu

Ngoài việc hiểu rõ bà bầu tiêm uốn ván khi nào, các mẹ cũng nên biết khoảng thời gian phù hợp nhất tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là 3 tháng giữa thai kỳ, bởi vì mẹ bầu hay bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế tiêm chủng trong giai đoạn này.

Vậy bà bầu tiêm uốn ván khi nào? Để đảm bảo hiệu quả, mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván theo tuổi thai và số lần mang thai. Theo đó, đối với những mẹ mang thai lần đầu nên tiêm phòng 2 mũi uốn ván, còn những lần mang thai sau chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.

Để đảm bảo hiệu quả, mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván theo tuổi thai và số lần mang thai.

Trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 trước ngày dự kiến sinh ít nhất 1 tháng. Vậy bà bầu tiêm uốn ván khi nào, mỗi lần cách nhau bao lâu, các mẹ biết rồi phải không?

Bộ Y tế quy định trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu chỉ được tiêm phòng uốn ván theo quy định, không được tiêm các mũi khác. Trường hợp mẹ bầu bị chó mèo cắn trong thời gian mang thai, bác sĩ sẽ có thể tiêm phòng dại cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy theo mức độ dịch tễ phơi nhiễm dại mà bác sĩ cũng có thể quyết định tiêm hay không tiêm.

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ nêu trên, các bạn đã có câu trả lời về việc bà bầu tiêm uốn ván khi nào và nên tiêm phòng uốn ván ở đâu. Hãy lưu ý lịch tiêm phòng để thực hiện đầy đủ các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ nhé các mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *