Bạn đã biết gì về bệnh uốn ván và cách phòng ngừa hiệu quả?

Uốn ván là căn bệnh có tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh thì còn có nguy cơ lên tới 95%. Vậy bạn đã hiểu được bao nhiêu về bệnh uốn ván và cách phòng ngừa hiệu quả?

Ta có thể mắc uốn ván chỉ bằng một vết thương hở trên da khi tiếp xúc với trực khuẩn. Và bị bệnh cũng đồng nghĩa với nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp xuất hiện. Hay nguy hiểm nhất là có thể ngừng tim bất cứ lúc nào. Tuy nguy hiểm là thế, nhưng bạn vẫn có thể ngừa uốn ván bằng cách tiêm vaccine chủ động. Đồng thời phải nhớ trang bị kiến thức cho bản thân về bệnh uốn ván và cách phòng ngừa.

Bệnh uốn ván và cách phòng ngừa

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván và cách phòng ngừa hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân chính là do ngoại độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani gây nên.

Sau một số tổn thương mang tính chất cấp tính, bạn cũng có thể mắc uốn ván. Đơn cử như là bị rách da, trầy, bỏng, phẫu thuật, sinh nở, sảy thai… Khi vết xước tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Clostridium tetani, chúng sẽ xâm nhập vào chỗ hở. Và rồi vết thương sẽ phát triển thành ổ nhiễm trùng, là nguyên nhân gây uốn ván.

Chỉ bằng con đường đơn giản kể trên là vi khuẩn gây uốn ván đã có thể thâm nhập cơ thể. Thế nên, ai cũng cần có hiểu biết nhất định về bệnh uốn ván và cách phòng ngừa để tránh những trường hợp rủi ro không đáng có do bệnh này gây nên.

Cách phòng ngừa uốn ván

Bệnh uốn ván và cách phòng ngừa hiệu quả nhất là gì? Câu trả lời chính là chủ động sử dụng vaccine. Bởi với cả trẻ em lẫn người lớn, tiêm ngừa uốn ván là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.

Trẻ em hay mắc uốn ván do vết thương tiếp xúc với vật bị rỉ sét.

Ở Việt Nam chúng ta đã có lịch tiêm phòng uốn ván cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Vaccine uốn ván thường được phối hợp với các loại vaccine khác, bao gồm 3 liều miễn dịch cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Thế nên các bậc phụ huynh cũng tiện đưa bé đi tiêm ngừa hơn. Và bạn hãy lưu ý rằng vaccine này không tạo được miễn dịch trọn đời. Nên hãy nhớ tiêm nhắc lại thường xuyên để bảo vệ cơ thể tối ưu nhất.

Ngoài ra, người lớn cũng nên tiêm đủ 3 liều để đề phòng uốn ván. Sau đó, cứ mỗi 10 năm 1 lần bạn nên tiếp tục tiêm nhắc lại. Bởi việc này có thể giúp cơ thể duy trì được khả năng miễn dịch với bệnh uốn ván. Đặc biệt, nếu bạn đang có ý định du lịch nước ngoài thì nên tiêm phòng uốn ván trước đó.

Vậy là chúng ta đã biết được thông tin về bệnh uốn ván và cách phòng ngừa hiệu quả. Bạn hãy nhớ đi tiêm phòng sớm và đầy đủ các mũi. Nhất là với đối tượng là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh càng cần nghiêm túc thực hiện vấn đề này hơn.

Xử lý tình huống khi nghi ngờ bị uốn ván

Trong trường hợp bạn hoặc trẻ nhỏ có vết thương hở do bị vật nhọn đâm phải thì rất có thể vi khuẩn uốn ván đã xâm nhập được vào cơ thể. Khi đó, bạn hãy nhớ vệ sinh vết thương hở cho sạch sẽ. Rồi đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván.

Lưu ý vết thương luôn phải được giữ cho sạch, tránh để nhiễm trùng dẫn đến nguy cơ hoại tử. Sau khi được bác sĩ kiểm tra, ngoài việc sử dụng thuốc thì mỗi ngày bạn nhớ thay băng ít nhất là một lần. Đồng thời không để chỗ bị thương tiếp xúc với nước bẩn.

Đối tượng dễ mắc phải uốn ván

Uốn ván thường thấy rải rác khắp nhiều vùng nông thôn. Đặc biệt, ở những nước không có chương trình tiêm phòng thì có tỷ lệ mắc cao. Với đối tượng chính là trẻ sơ sinh và cả những người trẻ tuổi.

Do tính hiếu động và chưa biết cách đề phòng các mối nguy hiểm xung quanh khi chơi đùa, trẻ rất hay bị té, trầy xước bởi các vật kim loại bị rỉ sát đâm vào da. Những vật thể này đều có thể là ổ chứa nhiều vi khuẩn. Với những trẻ chưa được tiêm phòng uốn ván thì nguy cơ nhiễm bệnh lại càng cao hơn.

Bên cạnh đó, tỷ lệ uốn ván ở trẻ sơ sinh rất cao, lên tới mức 95%. Nguyên nhân chủ yếu thường do nha bào uốn ván thông qua dây rốn xâm nhập vào cơ thể của bé, khi sử dụng dụng cụ không vệ sinh cắt dây rốn trẻ. Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa là trẻ sơ sinh không được chăm sóc rốn sạch sẽ. Đồng thời băng đầu rốn bị cắt cũng không được vô khuẩn. Từ đó mới dẫn tới nguy cơ nhiễm uốn ván. Thế nên phụ huynh hãy nhớ cho trẻ và cả gia đình đi tiêm phòng uốn ván. Hãy đảm bảo tiêm đủ mũi và đúng lịch mũi nhắc lại để được bảo vệ hiệu quả nhất.

Mắc bệnh uốn ván và cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính là tiêm phòng.

Người lớn cũng có nguy cơ mắc uốn ván cao ở một số đối tượng đặc biệt. Ví dụ như những người dọn vệ sinh cống rãnh, công nhân xây dựng công trình, nông dân làm vườn… Thế nên việc nắm thông tin về bệnh uốn ván và cách phòng ngừa rất quan trọng với cả người lớn chúng ta.

Nguồn lây truyền của uốn ván không phải là từ người sang người. Tuy nhiên phụ huynh cũng không nên chủ quan bởi trẻ em rất dễ mắc phải khi chơi đùa, khi vết thương tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Hiểu về bệnh uốn ván và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn chủ động hơn nếu nhỡ may bạn hoặc người thân bị thương.

Thụy Anh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *