Bệnh gout nên ăn hoa quả gì để giảm acid uric máu

Bệnh gout gây ra những cơn đau nhức các khớp vô cùng khó chịu cho người bệnh. Để hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả và làm giảm đau ở các khớp thì người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?

Bệnh gout xảy ra do rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, khiến acid uric tồn đọng tại các khớp xương gây ra những cơn đau nhức. Để giúp bệnh cải thiện hơn cần đào thải lượng acid uric dư thừa này đi. Và cách đơn giản dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả nhất chính là sử dụng các thực phẩm có hàm lượng purine thấp hoặc có khả năng bài trừ acid uric. Vậy bệnh gout ăn gì thì tốt và người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?

1. Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?

Quả anh đào

Theo các chuyên gia, quả anh đào có thể làm giảm nồng độ acid uric nhanh và hiệu quả. Ngăn ngừa các cơn đau, sưng tấy và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout. Ngoài ra, quả anh đào còn chứa chất chống oxy hóa mạnh anthocyanins, công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa lão hóa và sự hình thành các khối u hay các tế bào ung thư nguy hiểm.

Một vài nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân uống nước ép anh đào cô đặc 2 lần mỗi ngày trong ít nhất 4 tháng đã giảm hơn 50% các cơn đau gout. Bên cạnh đó, những người ăn quả anh đào hoặc sử dụng chiết xuất anh đào có ít cơn đau gout hơn người không sử dụng.

Quả dứa (trái thơm)

Dứa chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất có lợi cho người mắc bệnh gout, đặc biệt là loại men bromelain – một hợp chất có khả năng phân hủy tinh thể acid uric, có tác dụng giảm viêm, giảm đau tại các khớp xương và ngăn ngừa viêm khớp cấp.

Nếu bạn đang băn khoăn bệnh gout nên ăn hoa quả gì thì hãy thử ngay loại trái cây thơm ngon miền nhiệt đới này nhé. 

Dâu tây

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì để giảm acid uric máu. Dâu tây là sự lựa chọn tốt cho người bệnh gout.

Quả dâu tây là loại chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường đào thải acid uric ra ngoài và có khả năng chống viêm, giảm sưng đau, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, dâu tây có chứa các chất có tác dụng ức chế enzym xanthinoxidase, một loại enzym đóng vai trò chuyển hóa các tiền chất hypoxanthin và xanthin thành acid uric. Từ đó, giúp cân bằng nồng độ acid uric trong máu, giảm thiểu sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh gout.

Dâu tây chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường đào thải acid uric

Khi dùng chung với dứa, chất quecritin trong dâu tây còn phát huy tác dụng giảm sưng tốt hơn.

Bưởi

Bưởi là một loại quả có hàm lượng kali cao và cũng cung cấp nhiều vitamin C, các chất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị gout. Kali giúp thúc đẩy quá trình bài tiết urat ra khỏi cơ thể qua thận, làm giảm nồng độ acid uric máu. Vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm khớp do bệnh gout gây ra.

Chuối

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Chuối là sự lựa chọn tối ưu. Chuối chứa ít purine, hàm lượng fructose thấp nhưng lại nhiều chất xơ, vitamin B6, vitamin C, magie, axit folic và rất giàu kali… Chuối có tác dụng tăng cường chuyển hóa acid uric thành dạng lỏng và chuyển đến thận. Thận tiếp nhận chất lỏng một cách dễ dàng và bài tiết qua nước tiểu. 

Chuối tăng cường chuyển hóa acid uric thành dạng lỏng để thận dễ bài tiết

Ngoài ra, trong một quả chuối chứa khoảng 24 mcg folate, nó giúp giảm thiểu sự tổn thương trong các mô khớp, do đó làm giảm các triệu chứng của các cơn gout cấp.

2. Người bệnh gout không nên ăn hoa quả gì?

Bên cạnh thắc mắc người bệnh gout nên ăn hoa quả gì thì cũng cần lưu ý đến những loại trái cây, hoa quả mà người bệnh hạn chế sử dụng trong thời gian trị bệnh. Vậy người bệnh gout không nên ăn hoa quả gì? Đó là những loại chứa nhiều oxalate.

Oxalate là chất dễ dàng được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, nhưng mỗi loại chứa hàm lượng khác nhau. Có vài loại chứa rất nhiều oxalate nhưng một số khác lại chứa rất ít. 

  • Những loại quả giàu oxalate là chiếm từ 100 – 900 mg trên mỗi khẩu phần ăn. Đối với người bệnh gout thì nên hạn chế sử dụng những hoa quả giàu oxalate như: khế, quả vả, mơ khô, kiwi,…
  • Những loại quả chứa oxalate ở mức trung bình là từ khoảng 10 – 25 mg trên mỗi khẩu phần ăn. Những loại quả này bao gồm cam, quýt, xoài, dâu tây, mận, chanh, việt quất,…
  • Những loại quả chứa oxalate ở mức thấp là từ khoảng 5 – 10 mg trên mỗi khẩu phần ăn. Bao gồm: táo, mơ, bưởi, dưa, nho đỏ, nho xanh, anh đào, đào, dưa hấu,…

Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Với người bệnh gout thì nên ăn các loại có lượng oxalate trung bình hoặc thấp. Lưu ý là hàm lượng oxalate trong từng loại còn tùy thuộc vào độ chín, khí hậu vùng trồng cũng như điều kiện đất đai. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi muốn đưa một thực phẩm nào đó vào thực đơn cho người bệnh gout.

Hy vọng bài viết đã gợi ý cho bạn những loại thực phẩm tốt nhất cho câu hỏi bệnh gout nên ăn hoa quả gì. Mong rằng việc áp dụng nguyên tắc ăn uống phù hợp sẽ góp phần làm thuyên giảm tình trạng bệnh và giảm những cơn đau gout khó chịu của bạn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *