Cách xử lý bị cúm khi mang thai

Bị cúm khi mang thai có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm như nguy cơ sinh sớm, con sinh ra có trọng lượng thấp, nặng hơn có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều về thể chất, sức khỏe để thích ứng với việc mang thai. Việc chăm sóc cho người mẹ trong giai đoạn này là rất quan trọng để có thể trải qua giai đoạn mang thai và sinh nở một cách suôn sẻ, cho ra đời một em bé khỏe mạnh.

Vì vậy, người mẹ cần chuẩn bị kiến thức sẵn sàng để xử lý khi bệnh tật ghé thăm trong thai kì, nhất là xử lý tình huống bị cúm khi mang thai.

Triệu chứng bị cúm khi mang thai

Cảm cúm là bệnh lý xảy ra do nhiễm virus, được chia thành cảm lạnh và cúm. Con đường lây nhiễm virus cúm chủ yếu là qua đường hô hấp (miệng hoặc mũi). Trong đó cúm là do nhóm virus influenza gây ra, như nhóm cúm A, B, và C. Phổ biến nhất là cúm A và B.

.Bị cúm khi mang thai có thể gây nhiều hệ quả nghiêm trọng vì ngoài tác động lên cơ thể mẹ còn liên quan mật thiết đến bào thai trong bụng. Bị cúm khi mang thai khác với cảm lạnh bởi các triệu chứng sau:

Triệu chứng cảm lạnhTriệu chứng cảm cúm
 – Nghẹt mũi, chảy nước mũi – Sốt từ vừa đến cao, đau đầu
 – Ho, viêm họng – Ho khan, viêm họng
 – Nhức đầu và đau nhức cơ thể – Ớn lạnh đi kèm với đau cơ dữ dội
 – Mệt mỏi cơ thể, kéo dài vài ngày – Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến 2 tuần 
 – Sức khỏe cải thiện nhanh hơn cảm cúm  – Các triệu chứng kéo dài và nặng dần

Bệnh cúm như trên sẽ có những chuyển biến nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn, tạo điều kiện cho vrus thâm nhập vào thai nhi gây ra các dị tật không mong muốn.

Bị cúm khi mang thai và những biến chứng nguy hiểm

Nếu tình trạng cảm cúm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi được thì hoàn toàn không ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài sẽ vô cùng nguy hiểm.

Bị cúm khi mang thai có thể gây ra dị tật cho thai nhi.

Theo nghiên cứu, nếu người mẹ bị sốt trong 3 tháng đầu thai kì khi mới có các biểu hiện của mang thai thì 11.2% con sinh ra có nguy cơ bệnh tim bẩm sinh so với những bà mẹ mang thai mà không mắc bệnh. Ngoài ra tỉ lệ con dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, đục thủy tinh thể cũng cao hơn.

Trong trường hợp mẹ bị cảm cúm do nhiễm virut Rubella sẽ có khả năng gây ra các dị tật ở mắt và hệ thần kinh cho trẻ.

Bị cúm khi mang thai gây sinh non thậm chí sảy thai

Bên cạnh đó, cơ thể bé rất mẫn cảm với nhiệt độ từ mẹ. Việc sốt cao liên tục dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai và sinh non.

Hơn nữa, mẹ mang thai cũng phải hạn chế dùng thuốc để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Bị cúm khi mang thai còn khiến cho nhiều người thiếu kiến thức tự dùng thuốc hạ sốt dẫn đến nguy hại cho con mình.

Bị cúm khi mang thai dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai và sinh non.

Cách xử lý bị cúm khi mang thai

Với người bình thường, việc điều trị cúm không quá khó, tuy nhiên với phụ nữ mang thai thì cần cẩn trọng và nên ưu tiên dùng những biện pháp chữa bệnh tự nhiên, tránh dùng thuốc. Mẹ mang thai hãy tận dụng những mẹo bên dưới để hết cúm nhanh chóng nhé!

Tỏi – khắc tinh của vi khuẩn

Tỏi khi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống virus và vi khuẩn rất tốt, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe khi bị cúm và tăng sức đề kháng. Mẹ mang thai hoàn toàn có thể dùng tỏi trị cúm mà không lo ảnh hưởng tới cơ thể và thai nhi. Bạn có thể giã nhỏ tỏi, hòa với nước uống để có tác dụng nhanh.

Chanh đẩy lùi cúm khi mang thai

Dùng nước chanh sẽ cực kì hiệu nghiệm để đẩy lùi cúm khi chanh có công dụng giảm đau rát cổ họng cũng như giảm dịch nhầy. Đặc biệt nước chanh pha cùng mật ong không chỉ giúp giảm nhanh tình trạng bị cúm khi mang thai, mà mật ong còn giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, hạn chết đau đầu, mệt mỏi, giúp mẹ mang thai ngủ sâu và ngon giấc.

Muối để sát khuẩn

Dùng muối súc miệng sẽ giúp chống viêm nhiễm, giảm ho nhanh. Bên cạnh đó rửa mũi bằng nước muối ấm cũng rất tốt để hết sổ mũi, nghẹt mũi nhanh hợn.

Trứng và tía tô

Một món cháo ngon lành, nóng hổi với trứng, hành và tía tô sẽ khiến bạn toát ra nhiều mô hôi mà vẫn vô cùng bổ dưỡng. Mẹ mang thai sẽ nhẹ cả người sau khi ăn xong bát cháo nóng này thôi.

Cháo trứng cùng tía tô sẽ hiệu quả cho mẹ bị cúm khi mang thai.

Xông

Húng quế, bưởi, bạc hà, tía tô, rau tần, riềng, gừng, chanh, ngổ, hành,…chỉ cần 5 – 7 loại lá đem đun sôi trong vài phút là bạn đã có ngay một nồi nước xông thơm ngát. Lưu ý sau khi xông cần lau khô người. Thực hiện xông trong 2 – 3 ngày liên tiếp sẽ giúp mẹ mang thai dễ chịu hơn cũng như nhanh khỏi cúm.

Chủ động phòng ngừa bị cúm khi mang thai

Dù thời tiết thay đổi khiến mẹ mang thai rất dễ mắc cúm, tuy nhiên có rất nhiều cách phòng ngừa cúm hiệu quả và an toàn mà mẹ cần áp dụng để quá trình mang thai, sinh con thuận lợi hơn.

  • Bổ sung vitamin, sắt, axit folic, canxi,… đặc biệt là vitamin C.
  • Súc miệng với nước muối.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh để nhiễm mưa.
  • Chủ động tránh xa người bệnh.
  • Tránh làm việc nặng nhọc, chú ý nghỉ ngơi.

Chủ động phòng ngừa và xử lý đúng cách sẽ giúp mẹ mang thai hoàn toàn khỏe mạnh, an toàn khi sinh con mà không lo cúm. Tuy nhiên, khi bị cúm kéo dài, sốt cao, mệt mỏi cực độ, kèm theo viêm họng khi mang thai, mẹ cần đến bác sĩ để thăm khám và có những biện pháp điều trị kịp thời, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của cả mẹ và con.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *