Cảnh báo nguy cơ bị đau mắt đỏ vì đeo lens

Ngày nay, việc đeo lens hay kính áp tròng không còn quá xa lạ vì tính thời trang và thẩm mỹ của nó. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng sẽ làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ vì đeo lens.

Hiểm họa đau mắt đỏ vì đeo lens

Việc đeo kính áp tròng rất dễ bị gây đỏ mắt. Một số người sau khi đeo một thời gian thì mắt bị đỏ, xốn cộm, chảy nước mắt… Nguyên nhân do mắt bị phản ứng viêm với kính áp tròng, khô mắt, bụi không khí hoặc do dung dịch ngâm bị nhiễm bẩn…

Kính áp tròng áp sát trực tiếp vào bề mặt của mắt ngăn oxy lưu thông tới mắt, khiến cho mắt bị khô và kích thích. Nếu đeo kính áp tròng quá lâu hoặc qua đêm, mắt có thể gây đỏ, nhiễm trùng hoặc tệ nhất là loét giác mạc.

Đôi mắt rất nhạy cảm vì thế việc dùng kính áp tròng phải đảm bảo vệ sinh 100%. Tuy nhiên với những loại kính trôi nổi trên thị trường hiện nay thì việc nhiễm trùng mắt rất dễ xảy ra. Từ chất lượng kính đến dung dịch ngâm kính đều có thể không đảm bảo. Đây chính là những nơi chứa mầm bệnh để xâm nhập vào mắt hay viêm nhiễm dễ gây bệnh đau mắt đỏ.

Làm thế nào để đeo lens đúng cách

Bản chất kính áp tròng là một hợp chất, nó có thể gây dị ứng, kích ứng với từng người. Các trường hợp bị khô mắt, viêm nhiễm mãn tính tại mi và giác mạc thì không nên đeo kính áp tròng. Vì vậy, nếu muốn đeo kính áp tròng, và hạn chế tình trạng đau mắt đỏ vì đeo lens bạn cần đến chuyên khoa mắt để được tư vấn và làm giác mạc đồ nhằm tính toán độ cong của giác mạc, từ đó chọn kính phù hợp, tuân theo hướng dẫn sử dụng kính áp tròng một cách nghiêm ngặt. Hãy sử dụng thuốc nhỏ chuyên dùng cho mắt để giảm tình trạng đỏ mắt và bớt kích thích. Khi đã đeo kính, bạn có thể gặp tình trạng bị đau rát do kính sai kích cỡ, có dị vật lọt vào mắt, kính bị hỏng, xước giác mạc… thì cần đi khám và điều trị kịp thời.

Tuân theo hướng dẫn sử dụng kính áp tròng nghiêm ngặt để hạn chế nguy cơ đau mắt đỏ.

Ngoài ra, để tránh các nguy cơ bị đau mắt đỏ vì đeo lens cũng như hậu quả của nó, bạn cần lưu ý:

  • Luôn luôn rửa tay trước khi đeo lens.
  • Vệ sinh kính thường xuyên và đúng cách bằng nước chuyên dụng để lau rửa kính áp tròng.
  • Không đeo lens khi đi ngủ, đi bơi, đi tắm: tháo kính áp tròng khi ngủ và bảo quản trong hộp đựng riêng. Dung dịch ngâm kính cũng cần được thay thế hàng ngày. Không đeo kính áp tròng khi bơi hoặc tắm vì khi tiếp xúc với nước có thể khiến mắt dễ bị tổn thương bởi vi sinh vật nguy hại.
  • Khi đang bị đau mắt đỏ không nên đeo lens, nếu cố gắng đeo sẽ khiến giác mạc bị tổn thương, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
  • Bên cạnh đó, người dùng cần lưu ý không nên đeo kính áp tròng quá 8 giờ/ngày mà nên thay thế bằng kính gọng để mắt nghỉ ngơi.
  • Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng: kính áp tròng và dung dịch để vệ sinh kính cũng có hạn sử dụng. Sau thời gian này, kính sẽ mất khả năng sát khuẩn, tạp chất có thể bám vào kính và dung dịch sẽ bị nhiễm khuẩn. Bạn nên thay kính mới sau mỗi 3-6 tháng sử dụng.

Trường hợp đeo kính áp tròng mà xuất hiện các triệu chứng đỏ mắt, mờ, cộm bạn cần đến ngay tại chuyên khoa mắt ở các trung tâm y tế uy tín để khám xem đau mắt đỏ vì đeo lens điều trị như thế nào .

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *