Tần suất cho bé bú bình là bao lâu và tại sao không nên trộn sữa mẹ với sữa công thức… bạn đã biết chưa? Cùng chúng tôi khám phá ngay các kiến thức cơ bản về bú bình thông qua bài viết sau đây.
Trẻ nhỏ từ 6 tháng – 3 tuổi rất dễ mắc các vấn đề hô hấp, bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh về da, tiêu hóa… Lúc này cha mẹ cần hết sức lưu ý đến vấn đề chăm sóc cũng như cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé.
Cho bé bú bình một lần bao lâu?
Phần lớn chuyên gia đều cho rằng không nên cho trẻ tuân theo một lịch ăn cứng nhắc trong các tuần đầu tiên. Bạn có thể tham khảo tiến trình sau:
- Trong vài tuần đầu tiên: Cho bé bú bình sau 2 – 3 tiếng hoặc khi con có vẻ đói. Nếu bé ngủ lâu hơn 4 – 5 tiếng thì nhớ đánh thức dậy để bú. Trong vài ngày đầu tuần con sẽ ăn khoảng 42 – 56 gram/mỗi lần bú, sau đó bé thường ăn từ 56 – 85 gram/mỗi lần.
- Sau khoảng 1 tháng: Bé có thể uống khoảng 113 gram/3 – 4 giờ, lượng này cũng tăng dần theo vài tháng tiếp theo. Khi được 6 tháng bé có thể uống 170 – 226 gram/4 – 5 lần một ngày.
Số lượng có thể thay đổi mỗi lần, cha mẹ không nên khuyến khích hoặc ép con uống hết. Hãy tin tưởng bé có thể ăn đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Cha mẹ sẽ cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên môn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của bé và cho biết dấu hiệu con đã ăn đủ chưa.
Nếu không bú hết bình có thể để dành sữa cho lần sau không?
Vi khuẩn có trong nước bọt bé hòa trộn với bất cứ chất lỏng nào trong bình sữa cũng dẫn đến ô nhiễm. Nếu bé không uống hết sữa công thức trong 1 tiếng kể từ khi bắt đầu cho ăn thì hãy bỏ chúng đi. Còn sữa mẹ thì có đặc tính kháng khuẩn nên có thời gian sử dụng là 2 giờ, sau đó bạn nên bỏ sữa dư đi.
Nên trộn sữa mẹ với sữa công thức không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức trong cùng hộp đựng vẫn rất an toàn. Nhưng để tránh vắt bỏ sữa còn thừa với sữa công thức chúng ta nên cho con bú bất cứ loại sữa nào đã vắt ra, nếu sau đó con còn đói mới bú sữa công thức.
Hâm nóng bình sữa bằng cách nào?
Bạn có thể hâm nóng lại bình sữa mẹ hoặc sữa công thức trong tủ lạnh bằng cách:
- Đặt vào bát nước ấm, không nóng cho đến khi bình ấm, mực nước phải ở dưới miệng bình. Bạn nên nhẹ nhàng xoay vài lần để đảm bảo nóng đều, cẩn thận đừng để nước dính vào núm vú.
- Không dùng lò vi sóng để hâm sữa bởi nó làm nóng không đều nên có thể tạo nên những túi nóng trong chất lỏng gây bỏng và phân hủy chất dinh dưỡng.
Để ý các dấu hiệu cho thấy bé đang uống sữa thoải mái
Phụ huynh cần lắng nghe và quan sát bé liên tục để phát hiện các dấu hiệu quan trọng:
- Trẻ mút, tạo nên nhiều tiếng ồn ào trong khi bú thì có thể là do con đang hít phải quá nhiều không khí. Hãy giữ bé ở góc 45 độ để nuốt ít không khí hơn.
- Nếu bé không thoải mái (quấy khóc) khi bú thì mẹ hãy dành thời gian cho con ợ hơi. Đừng bao giờ nâng bình sữa lên bởi nó có thể khiến con sặc sữa.
- Cho bé bú ngay khi có dấu hiệu đói, nếu quá khó chịu trước khi bú chúng sẽ khó uống sữa bình tĩnh.
Cho ăn theo nhịp độ
Cho ăn theo nhịp độ nghĩa là cho con ăn theo cách giúp bé kiểm soát nhiều hơn. Biện pháp này tôn trọng các dấu hiệu đói và no của bé và cũng bắt chước dòng chảy của việc bú mẹ.
- Dùng núm vú rộng, giữ bình sữa nằm ngang khi cho bú.
- Vuốt môi con bằng núm vú cho đến khi mở rộng thay vì đẩy núm vú vào miệng.
- Thường xuyên dừng lại trong khi cho bú để con không ngấy.
- Dừng cho ăn khi thấy có dấu hiệu no.
Vệ sinh bình sữa
Bạn có thể sử dụng nước nóng để vệ sinh chai thủy tinh. Nhưng chai nhựa thì chúng ta không nên ngâm trong nước sôi hoặc cho vào máy rửa chén bởi chúng có thể tiết ra chất gây hại. Thay vào đó hãy rửa với nước nóng, xà phòng và lau khô bằng khăn hoặc để khô trong không khí. Nếu dùng nước đun sôi để pha sữa thì nhớ để nguội trước khi pha.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.