Hãy lưu ý nguy cơ hạ đường huyết khi uống rượu bia trước lúc nhậu

Rượu cũng như là bia đều có thể tác động đến đường máu của chúng ta, dễ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Một số bệnh nhân tiểu đường biết được nguy cơ bị rượu bia làm hạ đường máu, nên họ đã ăn bù trước để tránh hiện tượng này.

Nguy cơ hạ đường huyết khi uống rượu bia

Thông thường hiện tượng hạ đường huyết khi uống rượu bia sẽ xảy ra theo 2 trường hợp sau đây.

Hạ đường huyết khi bị đói sau khi uống rượu bia: Điều này là do khi uống rượu bia có nồng độ cồn thấp (khoảng 45mg/dl) dẫn đến. Bởi chất cồn đã phong tỏa quá trình tạo glucose mới tại gan, khiến các ông nhậu phải hứng chịu nguy cơ hạ đường huyết. Để xử lý hạ đường huyết lúc này, chúng ta hãy uống nước đường hoặc cơm, cháo ngay lập tức để bổ sung lượng glycogen dự trữ, đến khi quá trình tạo mới glucose khôi phục. Để phòng ngừa nguy cơ này, bạn hãy nhớ ăn đồ ăn trước khi nhập cuộc vui.

Hạ đường huyết phản ứng sau khi uống rượu: Đây là do lúc các ông nhậu uống rượu có uống thêm cả những loại nước ngọt có đường khác gây ra. Khiến cho cơ thể tiết lượng insulin nhiều hơn so với khi chỉ uống nước ngọt mà không uống rượu. Ngoài ra thì điều này cũng khiến hiện tượng hạ đường huyết khi uống rượu bia diễn ra muộn hơn 3 – 4 giờ. Để phòng tránh nguy cơ hạ đường huyết này, chúng ta hãy dừng việc uống nước ngọt khi uống rượu, thay vào đó hãy ăn thêm thức ăn để bổ sung được lượng glucose cho cơ thể.

Nồng độ cồn có trong các loại rượu bia.

Nguy cơ khi uống rượu bia

Ngoài nguy cơ cao khiến hạ đường huyết khi uống rượu bia thì còn một số ảnh hưởng của rượu bia sau đây mà bạn nên phòng tránh. Bởi rượu bia có tác động rất xấu đến gan và dẫn đến thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể, nó còn tương tác với một số loại thuốc điều trị tiểu đường nữa.

Rượu bia có nguy cơ tương tác với các loại thuốc trị tiểu đường: Bởi khi uống rượu bia sẽ khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng giảm thất thường. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì thường sẽ được chỉ định một số loại thuốc như là sulfonylurea và các loại meglitinide, để làm giảm lượng đường huyết. Khi bệnh nhân điều trị bằng các loại thuốc này, nếu sử dụng quá liều lượng thì sẽ có nguy cơ hạ đường huyết trầm trọng hoặc bị “sốc insulin” (trong Y khoa là trường hợp khẩn cấp).

Rượu bia khiến chức năng gan suy giảm: Chức năng chính của gan chính là để dự trữ và điều hòa lượng đường trong cơ thể. Khi chúng ta sử dụng rượu bia thì gan cũng đang phải làm việc cật lực, để loại bỏ các chất độc hại có trong chúng ra khỏi máu, khiến chức năng điều chỉnh đường huyết bị suy giảm đáng kể. Thế nên một khi đã thấy lượng đường huyết trong cơ thể hạ thấp, bạn cần tuyệt đối tránh xa các loại rượu bia.

Nhìn chung, các ông bạn nhậu cần khuyên nhau tập thói quen không uống rượu bia khi đói bởi nguy cơ hạ đường huyết khi uống rượu bia lúc này rất cao. Hơn nữa, bạn hãy quan tâm đến lượng đường huyết có trong cơ thể, để đảm bảo chúng luôn được ổn định trước khi ngồi vào bàn nhậu.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *