Kỷ luật hay trừng phạt? Bố mẹ nên dạy trẻ theo cách nào?

Bạn có đang nuôi con nhỏ không? Khi bé sai phạm bạn sẽ xử lý như thế nào? Nên đánh phạt bé hay từ từ giảng giải cho bé hiểu đây? Để biết cách dạy trẻ khoa học và hiệu quả nhất mời bạn theo dõi những thông tin quan trọng trong bài viết sau nhé.

Trẻ nhỏ thường có tính cách hiếu động, ngây thơ nên không tránh khỏi những sai phạm trong cuộc sống. Những lúc đó với tâm lý nóng nảy đa phần bố mẹ sẽ phạt bé hoặc dùng đòn roi dọa nạt. Mục đích nhằm giúp lần sau bé không tái phạm lỗi đó. Tuy nhiên, liệu rằng đây có phải là cách giải quyết hiệu quả nhất không? Muốn biết câu trả lời, bạn hãy theo dõi thông tin dưới đây nhé.

Trừng phạt là gì?

Trừng phạt vốn là hình thức can thiệp bằng đòn roi hoặc hình phạt khi bé phạm lỗi. Hành động trừng phạt chủ yếu xuất phát từ tâm lý nóng nảy, giận dữ của bố mẹ khi thấy trẻ mắc sai lầm. Tuy rằng cách giải quyết này sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lý và khắc phục tức thì sai lầm của bé. Nhưng về lâu dài mang đến tác dụng ngược lại hoàn toàn. 

Nhất là sẽ khiến trẻ có tâm lý tiêu cực, tự ti hơn.

Để dễ hiểu về khái niệm trừng phạt chúng tôi sẽ minh họa bằng một ví dụ điển hình sau:

Ví dụ về sự trừng phạt:

Khi bé vứt đồ chơi bừa bãi bố mẹ sẽ la mắng và đánh bé. Kèm theo lời dọa nạt lần sau nếu tái phạm sẽ bị đánh đòn như thế nào.

Theo bạn, khi gặp phải tình huống này bé sẽ phản ứng ra sao? Tất nhiên, với sự sợ hãi vì đòn roi trẻ sẽ lúi húi nhặt đồ chơi cất vào nơi quy định theo đúng yêu cầu của bố mẹ. Đó chính là phản ứng tức thời vì sợ hình phạt. Nhưng thực chất bé không hiểu được việc để đồ chơi bừa bãi là hành động không đúng. Vì thế, những lần sau khả năng cao bé lại dễ dàng tái phạm, thậm chí có tâm lý chống đối trả treo. Và bạn phải liên tục dùng đòn roi, đe dọa, thậm chí là khích bác con để trẻ không tái phạm.

Như vậy, quả thực dùng hình phạt không hề giúp trẻ tốt hơn mà chỉ khiến bé thêm phần tự ti và phản tác dụng hoàn toàn.

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là dạy trẻ theo các kỹ năng mới, giúp bé quản lý được hành vi và biết cách hành xử tích cực hơn.

Ví dụ về kỷ luật đó là:

Khi bé nghịch dơ, bạn sẽ không đánh trẻ mà ngồi giảng giải cho bé hiểu hành động đó là không nên. Tay chân, quần áo sẽ bị dơ và mẹ phải mất công giặt giũ như thế nào? 

Dạy trẻ bằng kỷ luật giúp bé hiểu được cốt lõi vấn đề và có tâm lý tích cực hơn

Ngoài ra, nếu bé ném đồ xuống đất, thay vì sẽ mắng bé hư và đánh tay trẻ. Thì với kỷ luật bạn sẽ yêu cầu bé nhặt đồ lên. Đồng thời giải thích bé hiểu ném đồ sẽ làm hỏng đồ và khiến sàn nhà nhanh hỏng. Sau đó hãy để đồ ngoài tầm với của bé cho những ngày sau đó.

Bằng cách thức này bé không bị áp lực về tâm lý sợ đòn roi. Mà ngược lại trẻ sẽ hiểu được việc làm đó là không đúng, sẽ mang lại hậu quả như thế nào. Khiến sàn nhà hỏng, khiến mẹ mất công giặt đồ. Từ đó lần sau bé ghi nhớ và không sai phạm nữa.

Như vậy, thay vì dùng hình phạt nhanh gọn trong tức thì nhưng không giải quyết triệt để vấn đề. Thì dạy trẻ theo kỷ luật sẽ phát huy tác dụng hơn nhiều. Nhất là giúp bé học hỏi được kinh nghiệm và bài học lớn sau những sai phạm. Ngoài ra, kỷ luật còn giúp nuôi dưỡng tình cảm giữa bé và bố mẹ để tăng sự gắn bó, thân thiết. Như vậy, sau này khi có bất cứ chuyện gì bé cũng dễ dàng chia sẻ hơn.

Bố mẹ nên dạy trẻ theo kỷ luật thay vì hình phạt

Người lớn chúng ta thường có thói quen lấy những hình tượng đáng sợ để dọa bé. Như ma, ông ba bị, hoặc hư thì bố mẹ sẽ không yêu nữa. Những cách này vừa không mang lại tác dụng tích cực mà chỉ khiến bé đã sợ lại càng thêm sợ. Với trẻ nhỏ tâm lý sợ hãi sẽ dẫn tới tự ti, khiến bé thiếu tự tin khi bước ra đời và ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công sau này. 

Do vậy, thay vì dùng sự trừng phạt, bố mẹ hãy áp dụng kỷ luật để dạy bé nhà. Mặc dù tốn thêm thời gian giảng giải nhưng hiệu quả phát huy hơn hẳn. 

Nhất là bé vẫn hiểu được mình là một đứa trẻ tốt, chỉ có hành động là sai. Và bé sẽ thay đổi để sửa chữa hành động sai phạm đó. 

Ngược lại, khi bị trừng phạt bé thường có tâm lý không phục, đôi khi trẻ dễ dàng trút giận lên các đồ vật. Ngoài ra, sau mỗi lần bị phạt bé sẽ hiểu rằng mình đã “trả giá” cho những hành động sai phạm. Và nghiễm nhiên tái phạm tiếp những lần sau đó.

Dạy trẻ bằng kỷ luật sẽ giúp nuôi dưỡng tình cảm gắn kết giữa bé với bố mẹ

Mặt khác, các nghiên cứu tâm lý trẻ nhỏ cũng cho thấy trẻ bị đòn roi nhiều có khả năng kiểm soát bản thân kém hơn những đứa trẻ không bị trừng phạt. Đồng thời, cách làm này khiến bé nghĩ rằng bố mẹ đang thể hiện tình yêu bằng bạo lực. Hơn nữa, bé cũng không thể hiểu được lý do cốt lõi vì sao bị phạt. Chính vì thế càng lúc bé càng né tránh hình phạt, thay vì chủ động thay đổi bản thân. Dần dần khoảng cách giữa trẻ và bố mẹ cũng xa cách hơn.

Đến một lúc các hình phạt đã không còn tác dụng, trẻ trở nên chống đối thì cũng là lúc mọi biện pháp rơi vào ngõ cụt.

Vì vậy, để bé nhà ngoan hơn và phát triển tốt nhất bố mẹ hãy áp dụng kỷ luật ngay từ khi còn nhỏ nhé. Song song đó, hãy dạy trẻ biết làm chủ cảm xúc trong cuộc sống để tích cực thay đổi bản thân vì chính sự yêu thương, kỳ vọng từ bố mẹ thay vì sợ hãi, tự ti.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *