Lây đau mắt đỏ qua đường nào và cách phòng tránh hiệu quả nhất

Lây đau mắt đỏ qua đường nào và cách phòng tránh là câu hỏi quan tâm của rất nhiều người. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thắc mắc này.

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc với biểu hiện đỏ mắt, sưng mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt, cảm giác đau cộm khó chịu,… Đây là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt căn bệnh này rất dễ lây hơn các bệnh đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là do một loại siêu vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bên cạnh đó, dị ứng, ô nhiễm không khí hoặc hóa chất cũng là những tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ.

Bạn có thể bị  lây đau mắt đỏ qua đường nào​​​​​​​?

Con đường lây bệnh trực tiếp:

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây trực tiếp khi người khác dùng chung khăn, nguồn nước, chậu rửa mặt, cốc nước, bát đũa hoặc bắt tay với người bệnh.

Con đường lây qua hô hấp:

Cũng như các bệnh hô hấp, đau mắt đỏ do virus gây ra rất dễ lây lan qua đường hô hấp như: người bệnh nói chuyện, nhảy mũi, hắt hơi,…

Tuy nhiên, ngay khi chưa có triệu chứng rõ ràng, bệnh vẫn có thể lây lan cho người khác trong giai đoạn ủ bệnh. Hơn nữa, sau thời gian lành bệnh, người bệnh đau mắt đỏ vẫn có thể lây cho người khác (trong vòng một tuần).

Cách phòng tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ

Người bệnh phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm nhiều lần trong ngày.

Sau khi biết

lây đau mắt đỏ qua đường nào thì bạn cần lên kế hoạch để phòng bệnh này; đặc biệt là trong những mùa cao điểm của dịch bệnh. Bệnh đau mắt đỏ là căn bệnh rất thường gặp với tốc độ lây lan chóng mặt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị bệnh. Thông thường, tình trạng nhẹ có thể hết sau 7 – 10 ngày. Nếu chăm sóc tốt và sức đề kháng mạnh thì thời gian phục hồi có thể nhanh hơn.

Khi có bệnh, người bệnh đeo kính vẫn không thể hết nguy cơ lây lan cho người khác, tuy nhiên vẫn có thể giảm được khả năng lây bệnh.

Bên cạnh đó, để hạn chế lây lan bệnh đau mắt đỏ cho người khác cũng như chăm sóc tốt cho đôi mắt, trong thời gian nhiễm bệnh, bệnh nhân và những người xung quanh nên chú ý những điều dưới đây:

  • Người bệnh phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh nhân đau mắt đỏ tuyệt đối không nên dụi hoặc sờ vào mắt bị nhiễm trùng.
  • Người khác khi tiếp xúc với mắt hoặc mặt của người bệnh cần phải rửa tay sạch ngay sau đó.
  • Khi có chất dịch được tiết ra từ mắt bị nhiễm trùng, bạn nên rửa sạch 2 lần/ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên dùng khăn để lau, thay vào đó nên dùng khăn giấy thấm nước lau.
  • Trong thời gian bệnh, bệnh nhân nên dùng khăn giấy để lau khô tay hoặc mặt thay cho khăn lông hoặc khăn vải.
  • Để tránh lây lan cho người khác, tất cả đồ dùng của người bệnh như khăn mặt, khăn tay, ga giường,… phải được giặt riêng rẽ với đồ của những người khác trong gia đình.

Một số thông tin về lây đau mắt đỏ qua đường nào cũng như cách phòng tránh lây lan trên đây hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Tóm lại, việc nhận biết chính xác con đường lây lan sẽ giúp người bệnh đau mắt đỏ có cách phòng tránh để không lây lan cho người khác. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng khi đau mắt đỏ đúng cách để thời gian hồi phục sớm nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *