Mắc quai bị bị vô sinh?

Người ta hay bảo nhau rằng mắc quai bị bị vô sinh, nhất là ở cánh mày râu. Điều này khiến không ít quý ông lo lắng. Vậy thực hư chuyện mắc quai bị bị vô sinh này là thế nào?

Đối tượng mắc quai bị

Tuổi nào người ta cũng có thể mắc quai bị. Đặc biệt nguy cơ mắc bệnh quai bị nam giới có cao hơn nữ giới. Có tầm hơn 80% ca bệnh phát hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi. Độ tuổi hay mắc phải nhất là từ 6 – 10 tuổi.

Người lớn sẽ có khả năng mắc nếu không được tiêm phòng vaccine quai bị từ trước. Gần 90% người trưởng thành khảo sát có phản ứng huyết thanh. Xác định đã nhiễm siêu vi quai bị từ trước đó.

Quai bị chủ yếu lây qua đường hô hấp bởi nước bọt đã bị nhiễm trùng. Khi bệnh nhân nói chuyện, hắt hơi hoặc ho thì virus sẽ truyền qua không khí. Nước bọt này có thể lây từ 1 tuần trước đến 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai.

Bệnh tuy dễ lây nhưng người mắc sẽ được miễn dịch bền vững sau khi khỏi. Có nghĩa là ta sẽ không mắc quai bị 2 lần. Tuy nhên, quai bị vẫn có những biến chứng khá “khó chịu”. Như là vấn đề quai bị bị vô sinh được nhiều người quan tâm.

Thực hư vấn đề quai bị bị vô sinh

Nguy cơ quai bị bị vô sinh

Quai bị nhìn chung là bệnh lý khá lành tính. Triệu chứng của quai bị thường biến mất sau khoảng 10 ngày và không để lại di chứng. Tỷ lệ tử vong do mắc quai bị là 1/10.000, rất thấp. Tuy nhiên, cường độ triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) của bệnh nhân lớn tuổi sẽ tăng lên. Cũng hay gặp các biến chứng hơn người trẻ và thường gây hậu quả xấu. Một trong những biến chứng được nhiều người quan tâm nhất là quai bị bị vô sinh. Vậy thực hư chuyện quai bị bị vô sinh này là thế nào?

Đúng là có nguy cơ mắc quai bị bị vô sinh, ở cả nam và nữ giới. Trong số đó biến chứng hay gặp nhất là viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn chiếm tỷ lệ 20 – 35% người ở tuổi sau dậy thì. Ngoài ra nó thường xuất hiện sau khi viêm tuyến mang tai 7 – 10 ngày.

Tinh hoàn nam giới khi đó sẽ bị đau, sưng, mào tinh căng phồng. Trạng thái viêm và sốt sẽ diễn ra tầm 3 – 7 ngày. Sau đó thì có tầm 50% bệnh nhân bị teo tinh hoàn dần. Dẫn đến nguy cơ quai bị bị vô sinh do giảm số lượng tinh trùng

Còn ở nữ giới thì biến chứng quai bị bị vô sinh là do viêm buồng trứng. Tỷ lệ viêm buồng trứng ở bệnh nhân nữ giới sau dậy thì chiếm khoảng 7%. Tuy nhiên nguy cơ quai bị bị vô sinh do nữ giới rất thấp.

Nguy cơ quai bị bị vô sinh cũng có thể tránh được

Dân gian ta hay truyền tai nhau rằng quai bị bị vô sinh. Thế nhưng thực tế cũng không hẳn chính xác là như thế. Bởi không phải bệnh nhân nào cũng mắc biến chứng viêm tinh hoàn. Hơn nữa nếu bị biến chứng mà kịp thời chữa trị đúng cách thì vẫn khỏi được. Di chứng vô sinh cũng không còn nữa.

Ngoài ra nam giới có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo cũng chưa chắc teo cả 2 bên. Khi đó, cánh đàn ông vẫn có thể có con được. Chỉ biến chứng viêm tinh hoàn cả 2 bên mà không trị hoặc có trị nhưng không đúng cách mới dẫn tới vô sinh.

Thật hay giả: Mắc quai bị bị vô sinh 2

Mắc quai bị bị vô sinh ở nam giới do viêm tinh hoàn. 

Những biến chứng khác của bệnh quai bị

Nhồi máu phổi do quai bị: Đây là tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng vùng phổi. Từ đó có thể dẫn tới mô phổi bị hoại tử. Biến chứng nhồi máu phổi có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân bị viêm tinh hoàn do quai bị. Nó chính là hậu quả của huyết khối ở tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

Viêm tụy: Biến chứng này là biểu hiện nặng của bệnh lý, chiếm tỷ lệ khoảng 3 – 7%. Khi đó người bệnh sẽ có triệu chứng phổ biến: đau đột ngột ngay giữa bụng. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác: ói, đau bụng nhiều, có khi bị tụt huyết áp… Dù là biến chứng nhẹ của quai bị, nhưng bạn vẫn nên nhập viện để chữa cho khỏi.

Ở phụ nữ có thai:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sản phụ có thể bị sẩy thai. Hoặc con sinh ra bị dị dạng bẩm sinh.
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Trẻ có thể bị sinh non, thậm chí là thai chết lưu trong bụng mẹ.

Một số tổn thương thần kinh không đáng có:

  • Viêm não: Chiếm tỷ lệ 0.5% ở bệnh nhân. Khi đó người bệnh sẽ có biểu hiện: đổi tính, khó chịu, co giật, rối loạn tri giác…
  • Tổn thương thần kinh sọ não: Có thể khiến bệnh nhân quai bị bị điếc, mù.
  • Bệnh nhân bị viêm tủy sống cắt ngang.

Bởi nguy cơ biến chứng, nhất là quai bị bị vô sinh kể trên nên ta cần lưu ý. Biện pháp tốt nhất chính là tiêm vaccine phòng tránh quai bị từ sớm. Như là tiêm chủng khẩn cấp với những trẻ từ 12 tháng tuổi.

Đối tượng trẻ vị thành niên, người lớn chẳng may tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng vẫn chưa có tiền sử mắc và chưa được phòng bệnh thì nên tiêm vaccine ngay. Nếu không có chống chỉ định, vaccine cần được tiêm <72 giờ kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *