Mách mẹ cách chăm sóc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm nhưng lại có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

Do đó, cha mẹ cần chú ý hơn trong việc  cách chăm sóc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa tránh để bệnh kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như:

  • Sức đề kháng yếu, nhất là đối với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không bú sữa mẹ hoàn toàn.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh do dùng kháng sinh. Kháng sinh có thể tiêu diệt một số lợi khuẩn dẫn đến tiêu chảy, táo bón, đi phân sống.
  • Do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm.
  • Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đạm, nhiều đường, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ vài lần trong ngày.

Táo bón, đi cầu ít hơn. Thường gặp ở trường hợp rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều đạm, chất béo, ít chất xơ. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì thường gặp ở trẻ uống sữa công thức, không bú sữa mẹ.

Rối loạn tiêu hóa dạng tiêu chảy cấp thường biểu hiện bé đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, đi ngoài ra nước.

Cần lưu ý, do cơ địa của trẻ còn rất non nớt, thành ruột yếu, nếu bị nhiễm khuẩn, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể thay đổi rất nhanh, có khi trẻ vừa tiêu chảy, một lúc sau lại táo bón. Trẻ có thể thấy đau bụng, quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi…

Mách mẹ cách chăm sóc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Xử trí rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Tình trạng nôn trớ

Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ bú quá no và nếu chuyển chế độ ăn cần từ từ.

Cho trẻ bú đúng tư thế vì nếu bú không đúng tư thế, ngậm bắt vú không sát hoặc lơ lửng có thể làm trẻ vừa bú mẹ vừa bú hơi nên dễ dẫn tình trạng nôn trớ.

Nếu dùng thuốc để điều chỉnh thì phải có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Nếu thấy con nôn trớ kèm theo các triệu chứng như sốt, nằm mệt mỏi, thậm chí là co giật hoặc ngủ li bì thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra kịp thời.

Tiêu chảy cấp

Bù nước và chất điện giải cho bé đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Tùy vào mức độ mất nước mà cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế.

Chứng táo bón

Khi trẻ đi ngoài không thường xuyên, phân khô rắn, cứng như sỏi, bụng cứng và đau, mót đi cầu nhưng không đi được. Cha mẹ cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3 – 4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm. Khi đó cha mẹ cần lưu ý, làm một số việc như sau:

  • Phải cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh có tính nhuận tràng ví dụ như: Rau tơi, củ khoai lang, rau lang và trái cây như đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
  • Lựa chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.

Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê…

Lựa chọn loại sữa không gây táo bón cho con nhé

Nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú thì cần phải có biện pháp điều trị kịp thời, cách tốt nhất là nên điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.

Khi trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần thì việc thay đổi chế độ ăn không có tác dụng, táo bón ngay sau khi sinh; kém ăn, gầy sút cân… thì cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Giữ vệ sinh cho trẻ

Trẻ nhỏ thường có các thói quen như ngậm tay, đưa các đồ chơi vào miệng… đây là con đường dễ nhất để vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể vì thế cha mẹ cần nhắc nhở, hạn chế thói quen này của bé đồng thời thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.

Nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ, tốt nhất là 2 lần/tuần. Với những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Những món bằng gỗ hoặc giấy thì nên lau bụi sạch sẽ trước khi cho trẻ cầm, nắm.

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các mẹ cũng không nên ép trẻ ăn vượt quá khẩu phần. Chú ý chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách và tránh gây nhiễm bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé.

Một sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đó chính là không cho bé ăn các món như thịt, cá, cua, tôm… vì nghĩ rằng sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Nhưng đây là quan điểm không đúng, các mẹ vẫn nên giữ chế độ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ cơ thể bé sẽ càng suy nhược vì thiếu chất.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *