Mang thai uống thuốc tây có sao không?

Mang thai là quãng thời gian đầy kỳ vọng nhưng cũng có rất nhiều vấn đề khiến mẹ băn khoăn. Điển hình là thắc mắc mang thai uống thuốc tây có sao không?

Nhiễm bệnh là điều không thể tránh khỏi, nhất là phụ nữ có thai lại càng dễ mắc bệnh. Vì các mẹ bầu khi mang thai khiến hệ miễn dịch giảm, cũng như sự thay đổi của hormone dẫn đến một số căn bệnh nhẹ thì cảm lạnh, viêm họng, nặng thì có người bị hen suyễn, tăng huyết áp…Và muốn dứt hẳn bệnh, cũng có khi phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vậy, mang thai uống thuốc tây có sao không, trường hợp nào mẹ bầu có thể uống, những loại thuốc nào mẹ bầu nên tránh…?

Mang thai uống thuốc tây có sao không?

Những ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ mang thai uống thuốc tây

Mang thai uống tây có sao không? Câu trả lời là có. Khi người mẹ bị nhiễm bệnh phải dùng thuốc kháng sinh liều lượng cao thì mới có thể khỏi bệnh. Trong quá trình sốt cao, virus gây bệnh trong cơ thể cộng với độc tố từ chất hóa học trong thuốc sinh ra những ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhiều người tin rằng, những kháng sinh trong thuốc sẽ tác động đến thai nhi và dẫn đến vô số những biến chứng nghiêm trọng như sứt môi, các chứng bệnh bẩm sinh về tim, thai nhi dị tật.

Không những ảnh hưởng đến các cơ quan thần kinh, những chứng dị tật thai nhi cũng có thể xảy ra ở phần đầu, chân, xương, bộ phận tiêu hóa hoặc phận sinh dục,… dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho bé.

Trong trường hợp người mẹ bị sốt cao kéo dài làm dẫn đến tử cung co bóp mạnh, sẽ gây ra tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên phải loại virus gây bệnh nào cũng sẽ tác động xấu cho thai nhi, nên các mẹ đừng nên quá lo lắng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nhau thai sẽ bảo vệ tuyệt đối cho sức khỏe của thai nhi nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh, độc tố của thuốc vẫn có thể xuyên qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé trong bào thai.

Để tránh hậu quả của mang thai uống thuốc tây có sao không?

Khi đã hiểu mang thai uống thuốc tây có sao không nhưng bạn đã lỡ uống thì phải làm thế nào?

Nếu chỉ là những triệu chứng bệnh nhẹ, mẹ bầu chỉ cần có chế độ ăn uống lành mạnh hơn, thử thay đổi thực đơn hằng ngày bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng cường hệ sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tật.

Tuy nhiên nếu những triệu chứng bệnh ngày càng nặng hơn thì nên đến bác sĩ để thăm khám. Đừng bao giờ mua thuốc ở bên ngoài một cách tự ý. Bởi nhiều thai phụ mắc các căn bệnh nặng như động kinh, tiểu đường,… thì bắt buộc phải dùng thuốc nếu không thì sẽ gây hại đến cả mẹ lẫn con.

Mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi uống thuốc

Nếu đã lỡ mang thai uống thuốc tây thì phải làm sao?

Khi bạn đã hiểu được vấn đề mang thai uống thuốc tây có sao không, nhưng nhiều mẹ bầu dù vô tình hay cố tình đã lỡ uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh đều có tâm lí lo sợ. Không biết rằng thai nhi có bị ảnh hưởng gì không, sức khỏe con sau này sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng trong trường hợp này các bạn nên giữ sự bình tĩnh để tìm phương hướng giải quyết phù hợp nhất. Vì không phải loại thuốc sẽ mang lại những tác dụng xấu cho thai nhi. Nếu mẹ cứ giữ tâm trạng lo lắng, tâm lý tiêu cực thì sẽ gây ra ảnh hưởng xấu nhỏ đến bé yêu trong bụng.

Điều mẹ cần làm ngay lúc này là cần giữ lại toa thuốc đang dùng, nhớ lấy liều lượng, thời gian đã uống… và lập tức đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ đối chiếu vào đó để nắm tình hình và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.

Những loại thuốc mà mẹ bầu nên tránh

Accutane – cần tránh khi hỏi mang thai uống thuốc tây có sao không

Mang thai uống thuốc tây có sao không? Nên lưu ý loại thuốc nào? Accutane là thuốc mà bạn cần lưu ý. Đây là một loại thuốc có tác dụng trị mụn, accutane có tên trong danh sách những thuốc cực độc gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai, làn da mẹ bầu sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc xấu hơn tùy vào hormone của từng người. Nếu da mặt, da cơ thể của bạn xuất hiện nhiều mụn nhiều, bạn không nên dùng loại thuốc này để điều trị. Thay vào đó, hãy ăn uống lành mạnh hơn, uống nhiều nước hơn để cải thiện phần nào tình trạng da dẻ.

Ibuprofen cũng không nên sử dụng

Đây là loại thuốc giảm đau quen thuộc mà nhà nào cũng có trong tủ thuốc nhà mình. Ibuprofen mang lại tác dụng giúp giảm đau đầu, chứng đau bụng. Tuy nhiên, FDA đã  đưa ra khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng loại thuốc này sau tuần mang thai thứ 30. Uống ibuprofen nếu sử dụng trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể gây ra những như tình trạng cao huyết áp, giảm nước ối và dẫn đến sinh non.

Echinacea – dù bị cảm cũng không nên dùng

Loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật này được hay được dùng đến khi bị cảm lạnh,  đau nửa đầu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh răng nướu thông thường. Bà bầu được khuyên nên hạn chế dùng echinacea, dù chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định sự nguy hiểm của thuốc đối với thai nhi.

Tuy nhiên, không phải là không có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng thuốc có thể gây tổn hại cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên cẩn thận khi có ý định dùng thuốc cảm khi mang thai.

Pepto Bismol – đừng uống nếu biết mang thai uống thuốc tây có sao không

Thuốc này mang đến tác dụng giảm chứng ợ nóng, tuy thuốc có thể giảm bớt sự khó chịu trong thai kỳ, nhưng lại gây ra nguy hiểm cho thai nhi. Vì thành phần salicylate trong thuốc có thể gây hại trong tam cá nguyệt thứ ba. Để ngăn chặn chứng trào ngược, thay vì dùng thuốc, bạn nên ăn theo từng bữa nhỏ, ăn thức ăn dễ tiêu.

Mang thai uống thuốc tây có sao không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, uống thuốc tây khi mang thai không phải lúc nào cũng gây hại, nếu đã được sự hướng dẫn kỹ càng của bác sĩ . Trường hợp bạn đã lỡ uống thuốc không theo đúng chỉ định, thì cần bình tĩnh đến bệnh viện ngay để có cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, mẹ còn nên biết thêm về mang thai uống thuốc bắc được không hay mang thai thai uống panadol được không để có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và bé yêu trong suốt thai kỳ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *