Mới bị đau mắt đỏ phải làm sao để xử lý?

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp, nước bọt… đặc biệt trong nước mắt của người bệnh có chứa rất nhiều virus. Vậy lúc mới bị đau mắt đỏ phải làm sao để xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến mắt?

Mới bị mắt đỏ phải làm sao để xử lý kịp thời?

Nếu bạn vừa mắc phải, và vẫn chưa biết cách xử lý mới bị đau mắt đỏ phải làm sao, thì hãy lưu ý các thông tin sau đây để có thể điều trị đau mắt đỏ hiệu quả.

Không được tự ý xông, đắp lá: Nhiều người không biết cách xử lý mới bị đau mắt đỏ phải làm sao, thường hay nghe lời truyền miệng của nhiều người mà tự ý xông, đắp lá lên mắt. Các biện pháp như là xông lá trầu không, lá tre… có thể làm dịu đôi mắt bị bệnh nhưng lại không giúp mắt mau khỏi. Chưa kể đến nguy cơ người bệnh xông lá có thể dẫn đến bỏng, xuất huyết dưới kết mạc…

Thường khi bị đau mắt đỏ bệnh nhân sẽ có triệu chứng mắt đỏ và có ghèn. Mắt có cảm giác xốn như có vật gì ở trong nhưng không lấy ra được, đồng thời lúc ngủ dậy mắt cũng bị dính chặt do có màng gỉ mắt. Thông thường người bị đau mắt đỏ sẽ bị cả hai bên mắt, dù cho bệnh có thể xuất hiện ở 1 bên mắt trước, sau đó sẽ lây sang mắt bên kia trong khoảng 1 – 2 ngày. Mắt bị bệnh cũng có thể không cân xứng, bên nặng hơn, bên nhẹ hơn.

Thường mắt bệnh nhân sẽ đỏ một bên trước.

Không tự ý uống kháng sinh, thuốc chống sưng nề hoặc chống viêm: Bởi chúng có thể làm bệnh trở nặng hơn.

Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để rửa mắt: Nước muối sinh lý loại 0.9% hoặc nước mắt nhân tạo sẽ giúp rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và gỉ mắt. Chúng giúp đôi mắt đang cộm đau được làm dịu. Đặc biệt cả 2 sản phẩm đều không có chất kháng sinh và chất diệt virus. Những thuốc có chức năng bôi trơn mắt, có độ nhớt cao như celluvisc hay liposic đều không nên sử dụng trong thời gian này.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa cortisol: Đây là loại thuốc giúp giảm viêm, được sử dụng sau ngày thứ 5 (kể từ khi phát bệnh) sẽ giúp mắt dần khỏi bệnh. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng các sản phẩm có chứa cortisol này nếu không có chỉ định của bác sĩ thì tuyệt đối không nên sử dụng.

Ngăn chặn bệnh lây lan: Bằng cách vệ sinh thật sạch sẽ thì sẽ kiểm soát được nguy cơ lây lan bệnh tối đa. Theo đó, các bạn nên thực hiện các bước sau đây:

  • Không được dùng tay dụi mắt dù có ngứa và dính.
  • Thường xuyên rửa tay kỹ bằng dung dịch sát trùng, xà bông diệt khuẩn.
  • Lau rửa dịch mắt ngày 2 lần bằng khăn giấy hoặc bông cotton ẩm.
  • Giặt ga giường, vỏ gối và khăn tắm bằng thuốc tẩy trong nước ấm.
  • Rửa tay sau khi tra thuốc cho mắt.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người lành.
  • Không tra thuốc nhỏ mắt của người đang mắc nhiễm khuẩn vào mắt lành.

Biết cách xử trí mới bị đau mắt đỏ phải làm sao để kịp thời ngăn bệnh trở nặng thêm, cũng như là hạn chế nguy cơ bùng phát và lây lan của bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *