Nên làm gì khi bị đau mắt đỏ ảnh hưởng cuộc sống

Bệnh đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột và lây lan rất nhanh. Bệnh cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị tận gốc, vậy chúng ta nên làm gì khi bị đau mắt đỏ?

Con đường truyền bệnh đau mắt đỏ

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ rất điển hình như mắt đỏ và có ghèn, thường cảm thấy khó chịu và có cộm trong mắt giống như cát… Thường thì mắt bệnh nhân vẫn có thể nhìn được bình thường và không ảnh hưởng thị lực. Nhưng nếu không lưu ý chăm sóc và để bệnh trở nặng thì có nguy cơ mắt bệnh nhân bị phù đỏ, xuất huyết dưới kết mạc… dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Con đường lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ thường thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bằng đường hô hấp, nước bọt, đặc biệt là nước mắt của bệnh nhân chứa rất nhiều virus gây bệnh. Ngoài ra thì việc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với bệnh nhân, cầm nắm vật dụng nhiễm nguồn bệnh như là tay nắm cửa, điện thoại… cũng có nguy cơ lây lan bệnh.

Các thói quen xấu như là thường dụi mắt, sờ mũi, sờ miệng, sử dụng nguồn nước nhiễm mầm bệnh ở ao hồ… cũng dễ có nguy cơ bị đau mắt đỏ. Đặc biệt hãy lưu ý phòng bệnh ở những nơi đông người như bệnh viện, trường học, trên xe bus… bởi ở cự ly gần nhau rất dễ lây lan bệnh. Vậy nếu như đã lây nhiễm bệnh thì ta nên làm gì khi bị đau mắt đỏ?

Dụi mắt là thói quen xấu với mắt.

Chúng ta nên làm gì khi bị đau mắt đỏ

Bởi không có thuốc đặc trị cho bệnh nên chúng ta thường hay tự hỏi mình nên làm gì khi bị đau mắt đỏ. Dưới đây là một số lời khuyên về việc nên làm khi mắc bệnh:

  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh đau mắt đỏ thì cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán điều trị.
  • Người bệnh đau mắt đỏ cần được nghỉ ngơi và cách ly, đồng thời sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng như là đắp lá trầu, xông muối, dùng rau răm… chữa đau mắt đỏ.
  • Thường xuyên lau rửa ghèn và dử mắt, ít nhất là mỗi ngày 2 lần bằng khăn giấy hoặc bông, lau xong thì vứt bỏ ngay không sử dụng lại.
  • Tuyệt đối không được tra thuốc nhỏ mắt của người mắc bệnh vào mắt lành.
  • Đeo kính mát khi ra đường, tránh khói bụi cho mắt.
  • Không dụi mắt sẽ khiến mắt sưng, da bong tróc và hậu quả dẫn đến là để lại quầng thâm ở trên mắt.
  • Nếu trẻ bị đau mắt đỏ thì phụ huynh nên cho bé nghỉ học và chăm sóc tại nhà, không nên cho bé đến những nơi đông người khi mắc bệnh. Đồng thời khi chăm sóc cũng tránh ôm ấp bé, cho bé ngủ riêng khi bị bệnh.
  • Trước và sau khi vệ sinh cho mắt, tra thuốc nhỏ mắt thì hãy rửa tay sạch sẽ bằng xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn.

Vậy là chúng ta đã biết được nên làm gì khi bị đau mắt đỏ. Ngoài ra, bạn hãy lưu ý rằng biện pháp chữa bệnh tốt nhất cho đau mắt đỏ chính là chủ động giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *