Nhận biết bệnh uốn ván và cách điều trị bệnh hiệu quả

Nhận biết bệnh uốn ván và cách điều trị bệnh sớm sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và tránh khỏi những hệ lụy mà bệnh có thể gây ra. Bạn không nên lơ là uốn ván vì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Nhận biết bệnh uốn ván để có cách điều trị bệnh hiệu quả

Nhận biết bệnh uốn ván như thế nào?

Bệnh uốn ván hay còn có tên gọi khác là phong đòn gánh. Thủ phạm gây bệnh là do một loài vi khuẩn có tên Clostridium Tetani gây ra. Loại vi khuẩn này chủ yếu được tìm thấy ở trong đất và chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Khi xâm nhập vào cơ thể, loài vi khuẩn này sẽ tạo chất độc làm tổn thương các dây thần kinh. Các dây thần kinh này điều khiển các cơ bắp sẽ khiến cơ bắp đó bị tê liệt, cứng.

Uốn ván có thể dẫn đến tử vong nếu như không được kịp thời chữa trị vì cơ hô hấp ngừng hoạt động. Đáng mừng là bệnh uốn ván không hề lây nhiễm, và bệnh có vắc-xin phòng ngừa. Vì vậy chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ về bệnh uốn ván và cách điều trị cũng như phòng bệnh, thì sẽ giúp bảo vệ cơ thể bạn cũng như người thân an toàn trước căn bệnh này.

Biểu hiện của bệnh uốn ván

Uốn ván được chia thành nhiều loại là uốn ván toàn thân, uốn ván cục bộ và uốn ván trẻ sơ sinh. Thường thì khi mắc bệnh, người bệnh đa số mắc phải uốn ván toàn thân, uốn ván cục bộ ít phổ biến hơn.

Khi bị uốn ván toàn thân thì dấu hiệu điển hình là toàn cơ thể bị căng cứng. Bên cạnh đó là xuất hiện những cơn co giật, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và triệu chứng này kéo dài trong khoảng 7 ngày ngay sau khi vi khuẩn thâm nhập qua vết thương.

Các sợi dây thần kinh bị ảnh hưởng chủ yếu là ở cổ, ham, vai, lưng, bụng trên, tay, đùi. Vì vậy các cơ ở những vị trí nêu trên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, mặt người bệnh sẽ bị nhăn do cơ mặt bị co lại. Những trường hợp nặng thì toàn thân bị đau đớn, cơ co giật mạnh.

Các mức độ biểu hiện của bệnh uốn ván có thể chia thành:

  • Thể nhẹ: Cơ thể chỉ co cứng với vài cơn co giật.
  • Thể vừa: Cơ hàm cứng, khó nuốt.
  • Thể nặng: Toàn thân co giật dữ dội, thậm chí ngưng thở.

Không nhận biết bệnh uốn ván và cách điều trị bệnh kịp thời có thể gây tử vong.

Bệnh uốn ván và cách điều trị bệnh hiệu quả

Việc nhận biết bệnh uốn ván và cách điều trị bệnh là điều mọi người cần chủ động thực hiện.

Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kịp thời chẩn đoán và chữa trị. Bạn có thể tham khảo các bước điều trị bệnh uốn ván dưới đây:

  • Tất cả những vết thương thì cần phải được vệ sinh sạch, loại bỏ các mô chết. Sau đó, diệt khuẩn bằng thuốc kháng sinh.
  • Bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một loại thuốc kháng độc có tên globulin – đây là loại thuốc miễn dịch với uốn ván và giúp giải độc. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn dùng Diazepam, thuốc an thần để kiểm soát cơn co giật.
  • Trường hợp bạn bị cứng hàm khó nuốt thì phải dùng đến máy thở.
  • Người bệnh cần kiên trì điều trị vì uốn ván có thể kéo dài đến 2 – 3 tháng. Và mất 4 tháng để cơ thể hồi phục hoàn toàn, việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp hỗ trợ cơ thể nhanh bình phục.

Ngoài nhận biết bệnh uốn ván và cách điều trị thì bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây để hạn chế diễn tiến của bệnh.

  • Khi bị thương thì nên rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch ngay lập tức.
  • Nếu bạn bị thương và không rõ có nên tiêm vắc-xin uốn ván hay không thì hãy gọi cho bác sĩ.
  • Sau khi bị thương và bạn có biểu hiện co giật, khó nuốt hay khó thở thì nên đến gặp bác sĩ.

Nhận biết bệnh uốn ván và cách điều trị cũng như tiêm phòng sớm sẽ hạn chế diễn tiến của bệnh.

Cách tốt nhất là bạn vẫn nên phòng ngừa bệnh uốn ván  bằng cách tiêm vắc-xin đúng liều lượng. Như vậy cơ thể bạn sẽ được bảo vệ 98 – 100% trước căn bệnh này. Nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em sơ sinh cần được nghiêm túc tiêm phòng. Đối với trẻ em thì nên tiêm phòng cho trẻ ở tháng thứ 2. Đối với phụ nữ đang mang thai thì cần tiêm phòng uốn ván 2 mũi, mũi thứ nhất ở tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mũi sau cách mũi thứ nhất 1 tháng.

Bệnh uốn ván sẽ không nguy hiểm như nỗi lo của nhiều người nếu như bạn chủ động tìm hiểu bệnh uốn ván và cách điều trị. Việc trang bị kiến thức cũng như hiểu về bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh nhanh hơn. Hơn thế nữa, theo dõi lịch tiêm phòng và tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bạn và người thân thoát khỏi bệnh uốn ván.

Trên đây một số thông tin về bệnh uốn ván mà bạn có thể tham khảo. Xin lưu ý, bạn chỉ nên tham khảo thông tin. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hoặc muốn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh, bạn vui lòng đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như được chẩn đoán chính xác nhất. Bạn không nên tự ý chữa trị ở nhà vì điều đó chỉ khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà thôi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *