Phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ có sao không?

Phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ thì nên làm gì? Đau mắt đỏ có nguy hiểm với các bà mẹ cho con bú không? Cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Đau mắt đỏ là hiện tượng viêm kết mạc, thường gây nhiều khó chịu cho người bệnh, nhất là phụ nữ đang cho con bú.

Phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ phải làm gì?

Với phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ, cần thực hiện nghiêm túc các việc sau đây:

Bệnh đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra. Trong đó nhiễm virus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, bạn có thể bị lây bệnh do việc tiếp xúc với các mầm bệnh từ dịch tiết ở mắt hay nước bọt, nước mũi khi người bệnh ho, hắt hơi. Nếu như các bà mẹ đang cho con bú bị đau mắt đỏ thì nên cẩn thận, để tránh để lây cho con.

Ngoài ra cần đi khám để được tư vấn và lấy thuốc điều trị để giúp bệnh mau khỏi, không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa. Thường thì nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi sau 3 đến 5 ngày.

Người mẹ vẫn cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, rửa tay bằng xà bông có diệt khuẩn hoặc dùng dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần chạm mắt của mình. Nên mang khẩu trang khi bạn tiếp xúc người khác, đặc biệt khi chăm sóc em bé.

Khi các bà mẹ bị bệnh, tốt nhất nên hạn chế sờ chạm vào những vật dụng chung trong nhà. Người trong nhà chưa mắc bệnh cũng cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý với ít nhất 3 lần/ngày và rất hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh.

Phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng đau mắt đỏ không nguy hiểm, có thể tự khỏi và không điều trị. Điều này đã gây ra những biến chứng khôn lường. Khi bị bệnh, người bệnh không được tự ý điều trị. Nếu thấy có bất cứ  biểu hiện của bệnh bạn cần đến thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp với bạn. Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt, tra thuốc kháng sinh dùng loại nhẹ để phòng bội nhiễm.

Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể gây ra các biến chứng của đau mắt đỏ như:

  • Ảnh hưởng đến tiết niệu gây tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Gây viêm phổi, viêm phế quản.
  • Chuyển thành đau mắt hột.

 Đau mắt đỏ có thể biến chứng gây viêm phế quản.

Cách phòng tránh đau mắt đỏ đối với bà mẹ cho con bú

Phòng bệnh khi chưa có dịch

  • Luôn phải đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
  • Nên dùng riêng khăn và gối hay cả chậu rửa mặt.
  • Phải giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, nên phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
  • Không nên dùng tay dụi mắt.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ

Ngoài việc bạn luôn thực hiện các biện pháp trên, bạn cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý ngày ít nhất 3 lần: các buổi sáng, trưa, tối.
  • Không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với những người đau mắt.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
  • Nên hạn chế đến những nơi đông người hoặc những nơi có nhiều mầm mống bệnh như bệnh viện…
  • Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Rửa tay bằng xà phòng để ngừa đau mắt đỏ.

Đối với người bị bệnh cần:

  • Trước, sau khi vệ sinh mắt và nhỏ mắt cần phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
  • Người bị bệnh cần phải được nghỉ ngơi và cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt và không nên dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
  • Không nên đắp các loại lá dân gian có tin đồn chữa đau mắt đỏ vào mắt như là trầu, lá dâu…
  • Khi có những dấu hiệu của đau mắt đỏ bạn phải đến cơ sở y tế để khám và phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nếu như bạn biết cách xử lý đúng.

Chúc các bạn sức khỏe!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *