Triệu chứng quai bị ở người lớn là gì?

Những triệu chứng thông thường của bệnh quai bị khiến không ít người nhầm lẫn sang những căn bệnh khác có cùng triệu chứng. Vậy triệu chứng quai bị ở người lớn cụ thể và chính xác nhất là gì?

Triệu chứng quai bị ở người lớn

Thời kỳ ủ bệnh: Kể từ khi bệnh nhân tiếp xúc với virus gây bệnh quai bị khoảng 14 – 25 ngày thường sẽ không có dấu hiệu nào bất thường.

Thời kỳ khởi phát: Sau thời kỳ ủ bệnh sẽ bắt đầu thời kỳ khởi phát. Triệu chứng quai bị ở người lớn cụ thể trong thời kỳ này là toàn thân mệt mỏi, đau đầu, cơ thể bị suy nhược, kém ăn, miệng bị khô, sốt nhẹ,… Đồng thời, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau họng và đau hàm, vùng hàm bị sưng, không có dấu hiệu nóng hay xung huyết. Bên cạnh đó, tuyến mang tai của người bệnh cũng bị to dần và đau nhức khi nhai hoặc khi đụng vào.

Thời kỳ toàn phát: Đây là lúc bệnh có những biểu hiện rõ rệt nhất. Theo đó, tuyến mang tai của người bệnh sẽ bị sưng to, ban đầu đau nhức một bên sau đó lan qua bên còn lại. Thời gian sưng kéo dài trong 1 tuần thì hết. Tuy nhiên, những triệu chứng quai bị ở người lớn như sưng tuyến mang tai lại khiến không ít người nhầm lẫn với bệnh viêm tuyến mang tai hoặc viêm tuyến nước bọt.

Thời kỳ phục hồi: Sau 1 tuần toàn phát thì bệnh quai bị sẽ bắt đầu có những dấu hiệu thuyên giảm, tuyến mang tai xẹp xuống, những hiện tượng như đau họng, khó nuốt cũng dần dần hết.

Đây là 4 thời kỳ của căn bệnh này kèm theo những triệu chứng quai bị ở người lớn cụ thể nhất. Ở từng thời kỳ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Chính vì thế, sau khi tìm hiểu những thông tin này các bạn nhất định không được chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Bởi vì, bệnh quai bị càng để lâu sẽ càng nặng và nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác.

Phòng ngừa các triệu chứng quai bị ở người lớn như thế nào?

Ngoài việc hiểu rõ những triệu chứng quai bị ở người lớn, thì các bạn cũng cần phải biết cách chủ động phòng tránh bệnh quai bị, bắt đầu từ biện pháp chích ngừa, sau đó, chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

Chích ngừa quai bị

Theo các chuyên gia y tế, tiêm phòng quai bị vẫn là cách phòng tránh và điều trị bệnh  chủ động có hiệu quả nhất hiện nay. Vắc xin quai bị mang tính an toàn cao, đạt hiệu quả trên 95%, và có khả năng tạo được miễn dịch kéo dài 10 – 15 năm. Trẻ 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin quai bị và áp dụng cả cho người đã từng bị quai bị trước đó.

Theo các chuyên gia y tế, chích ngừa vẫn là cách phòng tránh và điều trị bệnh quai bị chủ động có hiệu quả nhất.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Việc thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đóng vai trò rất quan trọng để phòng tránh bệnh quai bị, nhất là thời điểm dịch bệnh đang bùng phát. Theo đó, cần thường xuyên súc miệng, họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối sinh lý. Không chỉ áp dụng cho người lớn, việc vệ sinh cá nhân cũng nên đặc biệt chú ý đối với nhóm trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non.

Đảm bảo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ

Ngoài việc tìm hiểu rõ những triệu chứng quai bị ở người lớn, các bạn cũng nên đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ để phòng tránh bệnh quai bị. Theo đó, không chỉ phải giữ gìn vệ sinh cá nhân mà các bạn còn cần đảm bảo vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở và tận dụng ánh sáng mặt trời. Nếu có thể, hãy tiến hành khử khuẩn không khí nhà ở thường xuyên, nhất là những không gian kín để tránh dịch bệnh tấn công.

Những cách điều trị bệnh quai bị hiệu quả

Phát hiện bệnh sớm qua những triệu chứng quai bị ở người lớn để cách ly và điều trị kịp thời. Đây là vấn đề then chốt để ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng và phát triển thành dịch. Người bị quai bị có thể được cách ly và điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bệnh nhẹ. Tuy nhiên, cần cách ly tuyệt đối, không cho bệnh nhân đến những nơi công cộng như trường học, công sở, ít nhất trong vòng 7 – 9 ngày kể từ khi phát bệnh và tốt nhất là trong 14 ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh và thường xuyên đeo khẩu trang. Đồng thời, các rác thải từ mũi họng, đồ dùng cá nhân và dụng cụ y tế có liên quan cần được khử trùng cẩn thận và bỏ đúng nơi quy định.

Khi thấy người thân có bất kỳ triệu chứng quai bị ở người lớn nào, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhé. Việc này sẽ giúp cho các bạn hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm và tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Những triệu chứng quai bị ở người lớn là gì, cách phòng chống quai bị ở người lớn như thế nào, các bạn đã biết rồi phải không? Hãy thận trọng với những thay đổi trong cơ thể, nhất là phải lưu ý những triệu chứng của bệnh quai bị với các căn bệnh khác để có hướng điều trị thích hợp nhất nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *